Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới nhất

Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp là biểu mẫu dùng để kê khai thông tin về diện tích, loại đất, sản lượng thu hoạch,... nhằm mục đích tính toán và nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách nhà nước. Vậy cách điền mẫu tờ khai này như thế nào? ACC sẽ cung cấp thông tin cần thiết đến bạn qua bài viết sau:

Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới nhất

Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới nhất

1. Khi nào cần khai thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Cần khai thuế sử dụng đất nông nghiệp trong các trường hợp sau:

- Khai lần đầu:

Khi bạn có quyền sử dụng đất nông nghiệp (sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê, cấp quyền sử dụng đất; thừa kế, nhận di tặng, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất,...). Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Khai hàng năm: Nộp Tờ khai thuế chậm nhất là ngày 30 tháng 01 đối với diện tích đất trồng cây hàng năm và cây ngắn ngày. Nộp Tờ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày khai thác sản lượng thu hoạch đối với diện tích đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần.

- Khai khi có thay đổi:

Nộp Tờ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh tăng, giảm diện tích đất. Nộp Tờ khai thuế chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thay đổi loại đất, giá đất, sản lượng thu hoạch,...

- Cơ quan thuế yêu cầu nộp lại Tờ khai thuế.

- Có thay đổi về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp.

2. Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới nhất

Tờ khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế
tờ khai thuế Tờ khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế

tờ khai thuế Tờ khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế

3. Hướng dẫn điền mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp 

Phần I: Người nộp thuế tự khai:

[01]. Kỳ tính thuế: Ghi năm tính thuế

[02]. Khai lần đầu: Tờ khai lần đầu của người nộp thuế cho năm 2012 hoặc trường hợp phát sinh mới.

[03]. Khai bổ sung: Nếu người nộp thuế có thay đổi các căn cứ tính thuế nêu tại Khoản 2.3, Điều 16, Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 153/2011/TT-BTC).

[04]. Họ và tên: Họ và tên ghi bằng chữ in hoa tên của người nộp thuế được quy định tại Điều 3, Thông tư 153/2011/TT-BTC.

[05]. Ngày tháng năm sinh: ghi ngày tháng năm sinh của người nộp thuế.

[06Ị. Mã số thuế (MST): ghi mã số thuế của người nộp thuế đã được cấp (mã số thuế cá nhân dùng để nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc mã số thuế của cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh) tương ứng với người nộp thuế ở chỉ tiêu [04]. Trường hợp NNT chưa được cấp MST thì bỏ trống chỉ tiêu này, cơ quan thuế căn cứ các thông tin trên Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp để cấp MST cho NNT theo quy định tại Thông tư 153/2011/TT-BTC.

[07], [08], [09]: Ghi số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân của NNT hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài.

[10]. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Ghi theo địa chỉ NNT đăng ký với CQT để nhận thông báo thuế, chi tiết theo số nhà, đường phố, tổ/thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

[11]. Điện thoại: ghi số điện thoại cố định hoặc di động của NNT.

[12]. Số tài khoản-tại ngân hàng (nếu có): Ghi rõ số tài khoản, tên ngân hàng nơi NNT mở tài khoản.

[13] đến [15]. Ghi các thông tin về Đại lý thuế (nếu có);

[16], [17], [18], [19], [20]- Ghi theo địa chỉ thửa đất chịu thuế, chi tiết theo số nhà, đường phố, tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

[21]. Là thửa đất duy nhất: đánh dấu X vào ô vuông của chỉ tiêu này nếu người nộp thuế chỉ có một lô đất trên cùng một địa bàn tỉnh/thành phố.

[22]. Đăng ký kê khai tổng hợp tại: Ghi rõ tên Chi cục Thuế nơi NNT lựa chọn để thực hiện kê khai tổng hợp đối với trường hợp NNT có từ 2 thửa đất chịu thuế trở lên trên cùng địa bàn một tỉnh, thành phố.

[23]. Đã có giấy chứng nhận: đánh dấu X vào ô vuông của chỉ tiêu này nếu người nộp thuế đã có giấy chứng nhận cho thửa đất đang được kê khai.

[23.1],[23.2],[23.3]. Ghi các thông tin trên giấy chứng nhận: số giấy chứng nhận ngày cấp, thửa đất số, tờ bản đồ số, mục đích sử dụng.

[23.4]. Diện tích trên giấy chứng nhận: ghi phần diện tích thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi trên giấy chứng nhận.

Ví dụ giấy chứng nhận ghi 100m2 đất ở, 200 m2 đất vườn, thì NNT ghi Diện tích trên giấy chứng nhận là 100m2.

[23.5], Ghi mục đích sử dụng đất trên giấy chứng nhận.

[24]. Tổng diện tích thực tế sử dụng cho mục đích nông nghiệp: ghi tổng diện tích thực tế sử dụng.

[24.1], Diện tích đất sử dụng đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận

[24.2]. Diện tích đất sử dụng sai mục đích/chưa sử dụng theo đúng quy định nhưng đã được cấp giấy chứng nhận: NNT ghi phân diện tích sử dụng sai mục đích/chưa đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận, ví dụ ở trường hợp nêu tại chỉ tiêu

[24] thì 20m2 dùng đất vườn để ở là đất sử dụng sai mục đích.

[24.4]. Diện tích đất lấn chiếm: ví dụ NNT sử dụng thêm 10 m2 đất để ở ngoài khuôn viên đã được cấp giấy chứng nhận.

[25]. Chưa có giấy chứng nhận: Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, NNT đánh dấu X vào ô vuông của chỉ tiêu này; đồng thời ghi các thông tin kê khai thực tế như:

[25.1]. Diện tích

[25.2]. Mục đích đang sử dụng.

[26.1],[26.2]. Ghi theo trên giấy chứng nhận (nếu có);

[26.3], theo hướng dẫn tại Mục 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2011-TT-BTC [27]. NNT ghi rõ trường hợp được miễn, giảm như: thương binh, gia đình liệt sỹ, đối tượng chính sách… theo quy định tại Chương III. Miễn thuế, giảm thuế Thông tư 153/2011-TT-BTC. Đăng ký nộp thuế: NNT có thể lựa chọn nộp một lần hoặc 2 lần trong năm; hoặc nộp cho cả thời kỳ ổn định (NNT tích vào ô vuông theo lựa chọn).

II- Phần xác định của cơ quan chức năng: Phần này dành cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan Tài nguyên môi trường. Nội dung cụ thể:

1. Người nộp thuế, từ [28] đến [33]: ý nghĩa như chỉ tiêu [04] đến [09];

2.Thửa đất chịu thuế, từ [34] đến [39]: căn cứ kê khai của NNT, đối chiếu với tài liệu quản lý của địa chính xã/phường hoặc cơ quan tài nguyên, môi trường để xác định lại các chỉ tiêu về thửa đất chịu thuế, như địa chỉ, GCN quyền sử dụng đất, diện tích, mục đích sử dụng.

[39.5]. Căn cứ theo thực tế, xác định diện tích đất thực tế sử dụng;

[39.7]. Hạn mức: là hạn mức trên giấy chứng nhận (nếu có) hoặc xác định hạn mức tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.

3. Trường hợp miễn, giảm thuế: UBND xã/phường căn cứ kê khai của NNT, đối chiếu với chế độ chính sách để xác định các đối tượng được miễn, giảm thuế theo quy định tại Chương III. Miễn thuế, giảm thuế Thông tư hướng dẫn Nghị Định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011.

4. Căn cứ tính thuế:

[42]. Diện tích đất thực tế sử dụng: căn cứ hồ sơ quản lý đất đai của địa chính xã/phường hoặc cơ quan tài nguyên môi trường và căn cứ thực tế để xác định tổng diện tích đất thực tế NNT đang sử dụng. Diện tích này là toàn bộ diện tích tính thuế. Ví dụ: NNT sử dụng 100m2 đất ở đã có GCN (GCN ghi rõ 100m2 ở ) và 20m2 đất lấn chiếm (là đất không có GCN). Khi đó chỉ tiêu [39.4] [39.5] là 100m2 và chỉ tiêu [40.1] là 20 m2; Chỉ tiêu [42] là: 100m2 + 20m2 = 120m2 = tổng diện tích chịu thuế.

[43] Hạn mức tính thuế: ghi hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế theo quy định tại Điều 5 Thông tư hướng dẫn Nghị Định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011.

[44] Thông tin xác định giá đất:

[44.1]. Loại đất: ghi rõ loại đất là đất đô thị, đất ven trục đường giao thông, đất dân cư nông thôn, đất ven đô thị hoặc các loại đất khác được xác định giá đất trong quyết định giá đất của UBND cấp tỉnh quy định.

[44.2]. Tên đường/vùng: ghi rõ tên đường nơi có lô đất chịu thuế hoặc vùng theo quy định trong bảng giá đất của UBND cấp tỉnh quy định.

[44.3]. Đoạn đường/khu vực: ghi rõ đoạn đường (từ … đến…) nơi có lô đất chịu thuế hoặc khu vực theo quy định trong bảng giá đất của UBND cấp tỉnh quy định.

[44.4]. Loại đường: ghi theo quyết định của UBND cấp tỉnh đối với đoạn đường/khu vực nơi có lô đất chịu thuế.

[44.5]. Vị trí/hạng: Ghi vị trí của lô (thửa) đất – theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

[44.6]. Giá đất: Căn cứ theo quyết định của UBND cấp tỉnh về giá đất, xác định giá đất tương ứng với vị trí của thửa đất.

[44.7]. Hệ số (đường/hẻm): ghi theo quyết định của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

[44.8|. Giá 1m2 đất: là giá theo mục đích sử dụng của thửa đất theo Quyết định ban hành Bảng giá đất của UBND tỉnh tương ứng theo từng loại đất và vị trí đất; được ổn định theo chu kỳ 5 năm kể từ ngày 01/01/2012. Trường hợp không xác định hệ số đường/hẻm (hệ số =1): Giá lm2 đất – Giá đất trong quyết định của UBND cấp tỉnh về giá đất. Trường hợp có hệ số đường/lõm thì Giá 1m2 đất = Giá đất * Hệ số đường/hẻm. Đất đã có giấy chứng nhận thì chỉ tiêu [44.8] là giá lm2 đất theo mục đích sử dụng ghi trên Đất chưa có giấy chứng nhận thì chỉ tiêu [44.8] là giá 1m2 đất theo mục đích đang sử dụng.

4. Thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp 

Theo Khoản 2 điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

a) Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan thuế.

b) Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế được chọn nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp một lần hoặc hai lần trong năm. Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế một lần trong năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 31 tháng 5.

Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế hai lần trong năm thì thời hạn nộp thuế cho từng kỳ như sau: kỳ thứ nhất nộp 50% chậm nhất là ngày 31 tháng 5; kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại chậm nhất là ngày 31 tháng 10.

c) Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

d) Trường hợp địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế quy định tại khoản này thì cơ quan thuế được phép lùi thời hạn nộp thuế

Theo đó, thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp lần đầu là trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể chọn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp một hoặc hai lần trong năm.

5. Câu hỏi thường gặp:

5.1. Khai thuế sử dụng đất nông nghiệp ở đâu?

Trả lời: Theo điểm b Khoản 7 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ đến Ủy ban nhân dân nơi có đất nông nghiệp tọa lạc để nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp.

5.2. Loại đất trồng trọt nào phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Trả lời: Loại đất trồng trọt phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất trồng cỏ.

5.3.  Ai cần sử dụng mẫu tờ khai này?

Trả lời: Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất nông nghiệp đều cần sử dụng mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm,...
  • Doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất kinh doanh.
  • Tổ chức phi lợi nhuận sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích phi lợi nhuận.

Trên đây là những nội dung cần thiết về Mẫu Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới nhất của ACC dành cho bạn đọc. Nếu có vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.3330 để được hỗ trợ trực tiếp. 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo