Mẫu thư tư vấn pháp lý được quy định như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp kiến thức về vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.
1. Nội dung của thư tư vấn pháp lý
Thông thường, kết cấu của một thư tư vấn pháp lý sẽ bao gồm ba phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Chi tiết các phần như sau:
Phần mở đầu: Phần mở đầu có thể bao gồm lời chào tới khách hàng tư vấn và khẳng định cơ sở tư vấn theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng.
Phần nội dung: Trong phần này sẽ bao gồm các đề mục:
I. Bối cảnh tư vấn: Trong phần này, sẽ trình bày các nội dung như sau:
1. Tài liệu vụ việc: nêu tên các tài liệu khách hàng cung cấp và tài liệu luật sư thu thập được (nếu có);
Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa số .... ký ngày ... tháng ... năm ... giữa công ty A với công ty B;
Công văn yêu cầu thanh toán số ...
2. Tóm lược bối cảnh tư vấn
(Nêu tóm tắt vụ việc tư vấn)
II. Yêu cầu tư vấn của khách hàng
Ví dụ: Quý công ty đã ký HĐ dịch vụ pháp lý số ... với Công ty Luật ... để công ty Luật ... đưa ra ý kiến tư vấn đối với các yêu cầu thanh toán của phía công ty đối tác gửi cho Qúy khách trong công văn yêu cầu thanh toán số ... gửi ngày ... tháng ... năm ...
III. Căn cứ pháp lý:
(Nêu các căn cứ pháp lý sẽ sử dụng để đưa ra phương án tư vấn)
Ví dụ: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015;
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005;
...
IV. Giả định, Bảo lưu
Nhằm hạn chế rủi do cũng như loại trừ trách nhiệm của luật sư nếu khách hàng cung cấp không đúng, không đủ các tài liệu vụ việc, gây ảnh hưởng tới hướng tư vấn.
V. Ý kiến tư vấn ngắn gọn
Nêu kết luận, đề xuất các phương án giải quyết. Thông thường, tâm lý khách hàng sẽ muốn nhìn thấy kết quả tư vấn ngay nên khi viết thư tư vấn, có thể đưa ý kiến tư vấn ngắn gọn trước (trình bày theo hướng diễn dịch) sau đó xuống các phần dưới sẽ viết cụ thể ý kiến sau.
VI. Ý kiến tư vấn chi tiết
Phân tích chi tiết và ký lưỡng các kết luận và các phương án giải quyết đã nếu ở mục V.
Phần kết thúc:
- Khẳng định thiện chí tư vấn và Lời chào cuối thư.
Tuy nhiên, trên thực tế, để cho chuyên nghiệp và trình bày đẹp hơn ta có thể không ghi rõ ra tên của từng phần như trên mà ghi tên đề mục. Phần mở đầu không ghi là "Phần mở đầu: Công ty XYZ xin kính chào quý khách hàng,..." Mà chỉ ghi là "Công ty Luật TNHH XYZ xin gửi tới quý khách hàng lời chào,...". Phần nội dung có thể ghi bắt đầu luôn từ "I. Bối cảnh tư vấn". Tương tự với phần kết thúc cũng có thể linh hoạt ghi nội dung.
2. Mẫu thư tư vấn pháp lý thường được sử dụng mới nhất
CÔNG TY LUẬT TNHH .....
Địa chỉ: Số... đường ..., phường..., quận ..., thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 ..... Fax: .......... Email: .......... Website: ....
Số: 012019/TVPL-KH Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
THƯ TƯ VẤN
(Về việc: .............)
Kính gửi: Công ty TNHH B
Địa chỉ:
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH ... xin gửi tới Quý công ty lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng! Cảm ơn Quý công ty đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ số .... ký ngày ... tháng ... năm giữa Quý công ty và Công ty Luật TNHH ..., chúng tối xin gửi đến Quý công ty thư tư vấn pháp lý với nội dung như sau:
I. Bối cảnh tư vấn:
1. Tài liệu vụ việc
- Hợp đồng mua bán hàng hóa số ... ký ngày ... tháng ... năm ... giữa ...,
(Liệt kê tất cả các tài liệu khách hàng cung cấp, có ghi chú số lượng và loại tài liệu)
2. Bối cảnh vụ việc:
Nêu tóm tắt vụ việc theo thời gian xảy ra các sự kiện, ví dụ:
- Ngày 01/02/2019 Công ty cổ phần ABC và công ty TNHH B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa số .... để mua bán .... thời hạn giao hàng là .... thời gian thanh toán là ....
- Đến hạn thanh toán là ngày ... công ty TNHH B chưa thanh toán số tiền ....
-Ngày ... công ty cổ phần ABC có gửi công văn yêu cầu thanh toán ....
(Lưu ý nên tóm tắt thật ngắn gọn, theo một trình tự nhất định ví dụ như trình tự thời gian hoặc theo nhóm các tài liệu - Nên tóm tắt theo trình tự thời gian cho dễ theo dõi).
II. Yêu cầu tư vấn
Chốt lại yêu cầu tư vấn của khách hàng một cách ngắn gọn.
III. Căn cứ pháp lý
Cách ghi căn cứ pháp lý như sau:
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản pháp luật có liên quan sau:
1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015;
2. Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
...
VI. Giả định, bảo lưu
Nội dung của phần này là đưa ra các điều khoản loại trừ trách nhiệm của người tư vấn trong một số trường hợp.
V. Ý kiến tư vấn ngắn gọn
VI. Ý kiến tư ván chi tiết
Phần kết thúc:
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: | Công ty Luật TNHH ..... |
- Như trên. Giám đốc | (Ký, đóng dấu) |
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Mẫu thư tư vấn pháp lý thường được sử dụng mới nhất năm 2022” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận