
Mẫu thư mời hợp tác quảng cáo
1. Hợp tác là gì?
Hợp tác kinh doanh là việc các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kỳ để cùng nhau hướng tới một mục đích nào đó.
Việc hợp tác được hình thành dựa trên 02 nguyên tắc, đó là: nguyên tắc tự do bình đẳng giữa các bên và nguyên tắc các bên tham gia đều có lợi ích, không ảnh hưởng tới lợi ich của người khác.
Mối quan hệ hợp tác được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp tác kinh doanh, hợp tác làm việc… nhưng mối quan hệ này luôn được các bên mong muốn hợp tác lâu dài, có kết quả tốt. Vfa để gây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả thì cần có những yếu tố như sau:
– Các bên tham gia có chung mục tiêu và tham vọng
– Xác định rõ vai trò của từng bên
– Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau
– Giải quyết mâu thuẫn, xung đột bằng phương pháp hòa bình.
2. Cơ chế và hình thức hoạt động của quảng cáo Co-op
Có 3 loại hình thức hợp tác quảng cáo Co-op phổ biến phải kể đến như:
1. Hợp tác quảng cáo theo chiều dọc
Đầu tiên phải kể đến hình thức được sử dụng nhiều nhất: bên cung cấp, sản xuất sẽ chia % hoa hồng cho bên resell: có thể là thông qua khoản hoàn trả, chiết khấu giá mua, …. để bán sản phẩm của họ. Biển quảng cáo cũng là một trong những hình thức quảng cáo được resell lại nhiều bởi chúng có vốn đầu tư cao. Đây được gọi là hợp tác quảng cáo theo chiều dọc
2. Hợp tác quảng cáo theo chiều ngang
Tiếp đến là hình thức các nhà sản xuất cùng nhau hợp tác. Việc chia %, hay chi phí sẽ khác hẳn so với hình thức bên trên. Tùy vào thỏa thuận đôi bên trên thị trường, 2 bên marketing lẫn nhau hoặc cùng marketing cho một sản phẩm để được lợi. Đây được gọi là hợp tác quảng cáo theo chiều ngang. Ngang ở đây có nghĩa là ngang hàng, bình đẳng.
Ngoài ra nếu bạn nghe thấy cụm từ “quảng cáo chéo” thì cũng chính là nó. Các bên có thể quảng cáo chèo bằng các event, email marketing, content – seo, social media,…
3. Hợp tác quảng cáo thành phần
Cuối cùng là hình thức Co-op có thể bạn đã biết đến nhiều nhưng chưa hiểu rõ. Đó là hợp tác quảng cáo thành phần. Hiểu đơn giản là một hoặc nhiều bên cung cấp các thành phần, nguyên liệu để chế tạo ra sản phẩm. Đổi lại sản phẩm đầu ra phải có in tên, logo, hoặc một hình thức nào đó khiến brand còn lại được lợi.
Một trong những ví dụ kinh điển trong ngành kinh tế – marketing đó là chương trình “Intel Inside”vào năm 1991. Intel Corporation sẽ trả lại 5% chi phí mua bộ vi xử lý (hay nói đúng hơn là giảm giá) cho bên sản xuất máy. Tuy nhiên thì logo “Intel Inside” phải có mặt trên máy tính hay là quảng cáo. Chính vậy thời kỳ đó có đến gần 90% các quảng cáo máy tính tại Mỹ đều có logo “Intel Side”.
Chính nhờ sự hợp tác thông minh này mà Intel Corporation đã tăng 20% thị phần bộ vi xử lý vào năm 2007, bắt đầu từ 56% vào 1990.
3. Cách viết thư ngỏ hợp tác
– Một bức thư ngỏ hợp tác thường sẽ có các phần như sau:
– Lời chào
– Giới thiệu công ty (thế mạnh của công ty)
– Mục đích hợp tác
– Giới thiệu sản phẩm
– Lời mời hợp tác và lời cảm ơn
– Thông tin liên hệ
Khi viết thư ngỏ hợp tác cần phải lưu ý một số điểm:
+ Nội dung ngắn gọn, không lan man khiến câu văn lủng củng, sẽ làm đối tác không muốn đọc
+ Trọng tâm: Xác định đúng mục đích của thư ngỏ, thay vì công ty thư ngỏ nên đặt khách hàng làm trọng tâm.
+ Giới thiệu sản phẩm: Đây là nội dung chính, cần phải mô tả sản phẩm thật ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa.
+ Gửi tài liệu: Bên cạnh nội dung thư ngỏ, công ty cần phải đính kèm các file tài liệu quan trọng về sản phẩm.
4. Một số lưu ý khi viết thư mời hợp tác
Việc giới thiệu và làm nổi bật những thế mạnh của đơn vị đề nghị hợp tác là vấn đề bắt buộc phải làm rõ, nổi bật để thư mời hợp tác kinh doanh đạt hiệu quả.
Đồng thời, nên tránh phạm phải các tình huống sau:
- Gửi thư mời đến mọi đối tượng: điều này có thể sẽ phản tác dụng và không hiệu quả;
- Thư mời hợp tác kinh doanh có nội dung chung chung, không rõ ràng;
- Không tạo được ấn tượng, điểm nhấn;
- Không làm nổi bật được những lợi ích vượt trội của quá trình hợp tác mang lại;
- Không có sự khác biệt của thương hiệu: Đối tượng đề nghị hợp tác cần nêu được thương hiệu, điểm mạnh hoặc có những phát kiến mới mang tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
5. Làm sao để các bên có thể biết đến và hợp tác quảng cáo ?
Có rất nhiều hình thức để các bên biết đến lẫn nhau. Có thể thông qua một sự kiện tuyên truyền sản phẩm mới ra trên các kênh truyền thông, bộ phận Pr, sự hợp tác trong sản xuất (lưu ý lúc này chưa đến bước hợp tác quảng cáo), hoặc thư mời hợp tác quảng cáo. Hãy tham khảo mẫu bên dưới:
CÔNG TY………
—————– |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-***———– |
Kính gửi: Quý đối tác
Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.
Chắc hẳn quý đối tác đã từng nghe đến thương hiệu ………… của công ty chúng tôi. Công ty ……………….là công ty hàng đầu về lĩnh vực cung cấp các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực được coi là thế mạnh của …………….. khó có đơn vị nào có thế mạnh cạnh tranh với …………. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.
Công ty ……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động …………….. – một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.
Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:
- Hình thức hợp tác thứ nhất:…………………………………………………………
……………………………………………………………..……….………………………
- Hình thức hợp tác thứ hai:………………………………………………………
……………………………………………………………..……….……………………
Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.
Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
Văn phòng giao dịch – Công ty ……………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:…………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………….. Fax: ………………
Email: ………………………………….. Web:…………………………….
Xin trân trọng cảm ơn!
Tổng Giám Đốc/Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
6. Những thỏa thuận bắt buộc minh bạch giữa 2 bên Co-op
Tất cả các nhà sản xuất, phân phối đều có những quy tắc nhất định mà người bán lại phải tuân theo để khi nhận tiền quảng cáo Co-op của họ được thuận lợi và minh bạch. Các quy tắc giữa bên sản xuất với bên bán lại sẽ khác giữa các nhà sản xuất với nhau.
Thông thường việc ký kết hợp tác sẽ dựa trên hợp đồng hợp tác quảng cáo. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
———0o0———
…………, ngày … tháng … năm ……
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC QUẢNG CÁO
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014;
– Căn cứ…;
– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;
Hôm nay ngày … tháng … năm…….., tại địa chỉ ……………………, chúng tôi gồm có:
Bên A:
Ông/Bà:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….
Và:
Bên B:
Ông/Bà:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Cùng thoả thuận ký kết Hợp đồng hợp tác quảng cáo số……………. ngày…./…/…… để ghi nhận việc Bên A và Bên B cùng nhau hợp tác quảng cáo……… trong thời gian từ ngày…./…./…… đến hết ngày…./…./…… với nội dung sau:
Điều 1. Công việc trong hợp đồng
Bên A và Bên B thỏa thuận cùng nhau hợp tác quảng cáo……………. Theo đó, Bên A và Bên B cùng hợp tác thực hiện các công việc sau:
…………………………………
Tại…………. trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…../……
Bên A đồng ý đóng góp : ……………… VNĐ (Bằng chữ:……………… Việt Nam Đồng) tương ứng …% vốn công ty.Và bằng những tài sản:…………………………. tương ứng………………. VNĐ (bằng chữ:…………………….. Việt Nam Đồng).
Tổng giá trị đóng góp:…………………………………………
Bên B đồng ý đóng góp : ……………… VNĐ (Bằng chữ:……………… Việt Nam Đồng) tương ứng …% vốn công ty.Và bằng những tài sản:…………………………. tương ứng………………. VNĐ (bằng chữ:…………………….. Việt Nam Đồng).
Tổng giá trị đóng góp:…………………………………………
Bên …. sẽ trực tiếp tiến hành các hoạt động…… để hoạt động quảng cáo hợp pháp.
……………………………………
Điều 2. Thực hiện hoạt động góp vốn
Việc góp vốn được các bên thực hiện như sau:
-Lần 1. Vào ngày…/…./….. Bên….. sẽ đóng góp số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng). Việc đóng góp phải được chứng minh bằng biên bản …………… có chữ ký/xác nhận/… của Ông:…………………………………. Sinh năm:………… Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
-Lần 2. Vào ngày…/…./….. Bên….. sẽ đóng góp số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng). Việc đóng góp phải được chứng minh bằng biên bản …………… có chữ ký/xác nhận/… của Ông:…………………………………. Sinh năm:………… Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
…
Điều 3. Chi phí và phân chia lợi nhuận
1.Việc phân chia lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo trong quá trình hợp tác, sau khi khấu trừ toàn bộ các chi phí phát sinh sẽ được chia theo tỷ lệ như sau,
Bên A được: ……%
Bên B được: ……%
2.Các chi phí được khấu trừ theo Khoản 1 Điều trên bao gồm:
……………………………………………
3.Việc chi trả lợi nhuận
Số tiền lợi nhuận được chi trả thành… lần và căn cứ vào:
…………………………………………………
Được thực hiện như sau:
………………………………………………
Điều 4. Cam kết của các bên
1.Cam kết của bên A
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
……………………………………
2.Cam kết của bên B
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên B đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
………………………………………………
Điều 5.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
-Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
-…………………………………………
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện …. Lần và phải được lập thành…….. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
-Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
-Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
-Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
-Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
-…
Điều 7. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
Bên A
|
…, ngày…. tháng. năm…
Bên B |
7. Mẫu thư mời hợp tác quảng cáo
Mẫu Email mời hợp tác quảng cáo, truyền thông ngắn gọn dưới đây có nội dung ngắn hơn những mẫu email còn lại, được rút ngắn về bố cục mỗi phần, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung cần truyền tải đến các đối tác.
Dear ...............,
Mình là ........... hiện là ............ (ghi rõ chức vụ) tại ...................... (Tên công ty),
Được biết quý công ty đang sở hữu WEBSITE đang có traffic tốt nên mình muốn liên hệ hợp tác với bên bạn.
Hiện tại, bên mình đang là đối tác quảng cáo cho nhiều nhãn hàng lớn tại Việt Nam như: Oppo, Shoppe, Lazada, Tiki, Sendo, Momo, Beamin, Be, MB Bank, TP Bank, FE Credit...
Mình rất mong muốn có cơ hội để trao đổi trực tiếp để có thể hiểu hơn về sản phẩm của mình, đồng thời chia sẻ chi tiết hơn hy vọng có cơ hội cùng hợp tác.
Liên hệ mình theo những thông tin sau đây để biết thêm thông tin chi tiết:
- Phone: .............. (Available on Zalo)
- Skype: ............................
- Telegram: .......................
Rất mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty!
Nội dung bài viết:
Bình luận