Mẫu văn bản thỏa thuận khung về mua sắm tập trung

Mẫu văn bản thỏa thuận khung về mua sắm tập trung năm 2022? Quy trình thực hiện mua sắm tập trung được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Ngọc đến từ Phú Yên.
co-duoc-nho-nguoi-lam-giay-chung-nhan-doc-than-khong-1-1
Mẫu văn bản thỏa thuận khung về mua sắm tập trung năm 2022?

1. Mẫu văn bản thỏa thuận khung về mua sắm tập trung năm 2022?

Căn cứ theo Mẫu số 04/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, văn bản thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được thực hiện theo mẫu sau:

thoa-thuan-khung-mua-sam-tap-trung

 

2. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy như sau về ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung:

Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung
1. Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung.
2. Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được lập thành văn bản theo Mẫu số 04/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm:
a) Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả tài sản, mẫu hợp đồng mua sắm trên Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh);
b) Thông báo bằng hình thức văn bản đến các cơ quan, đơn vị gửi nhu cầu mua sắm tập trung về đơn vị mua sắm tập trung, cụ thể:
- Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia gửi thông báo đến các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh;
- Đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh gửi thông báo đến các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung.
4. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của đơn vị mua sắm tập trung theo các nội dung nêu trên, các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.

Như vậy, đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm: Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả tài sản, mẫu hợp đồng mua sắm; thông báo bằng hình thức văn bản đến các cơ quan, đơn vị gửi nhu cầu mua sắm tập trung về đơn vị mua sắm tập trung theo quy định.

3. Quy trình thực hiện mua sắm tập trung được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy trình thực hiện mua sắm tập trung bao gồm các nội dung sau:

* Quy trình thực hiện mua sắm tập trung (ngoài thuốc):

- Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản;

- Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung;

- Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung, hợp đồng mua sắm tài sản;

- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung trong trường hợp áp dụng theo cách thức ký thỏa thuận khung;

- Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản;

- Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản;

- Bảo hành, bảo trì tài sản.

* Quy trình thực hiện mua sắm thuốc tập trung: Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện mua sắm thuốc tập trung.

Như vậy, quy trình thực hiện mua sắm tập trung (ngoài thuốc) bao gồm 11 nội dung nêu trên. Đối với Quy trình thực hiện mua sắm thuốc tập trung sẽ thực hiện theo nội dung chi tiết do Bộ Y tế hướng dẫn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo