Để hoạt động kiểm kê tài sản được diễn ra dễ dàng, hiệu quả và chính xác thì tem kiểm kê tài sản chính là một trong những công cụ hỗ trợ quan trọng giúp người quản lý có thể tối ưu hóa, giải quyết tối đa mọi khó khăn trong công việc này. Thế bạn biết gì về tem kiểm kê tài sản? Vai trò của tem kiểm kê tài sản cố định? Mẫu tem kiểm kê tài sản cố định như thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này đều sẽ được Luật ACC đề cập cụ thể nhất ở bài viết sau đây.
1. Kiểm kê tài sản là gì?
Kiểm kê tài sản là việc cân, đo, đong, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản cố định, vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm kế toán viên kiểm kê để đối chiếu, kiểm tra với số liệu trong sổ sách kế toán.
*Phân loại kiểm kê tài sản:
Tùy theo phạm vi và thời gian, kiểm kê tài sản được chia thành 2 loại chủ yếu đó là:
Kiểm kê theo phạm vi và đối tượng tài sản: Kiểm kê từng phần tài sản và kiểm kê toàn bộ.
Kiểm kê theo thời gian tiến hành kiểm kê: Kiểm kê bất thường và kiểm kê định kỳ.
* Tác dụng của kiểm kê tài sản:
Giúp cho việc ghi chép, vào sổ, lên báo cáo số liệu đúng với tình hình thực tế.
Ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí, cắt xén làm thất thoát tài sản doanh nghiệp, làm cơ sở để kỷ luật tài chính với các hiện tượng vi phạm, nâng cao trách nhiệm của người quản lý tài sản.
Giúp cho lãnh đạo nắm bắt chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, hàng tồn kho, tài sản bị trả lại, nguồn vốn hiện có ...để có biện pháp, quyết định kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức khi thực hiện các kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản, đầu tư của doanh nghiệp.
2. Khi nào cần kiểm kê tài sản
Điều 40 Luật kế toán 2015 quy định, ơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
- Cuối kỳ kế toán năm;
- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
- Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
3. Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định không có quy định chung mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
- Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
- Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
- Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Tài sản cố định tương tự
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
4. Tem kiểm kê tài sản là gì?
Tem kiểm kê tài sản là tem nhãn được dùng để thể hiện những thông tin cần thiết lên trên bề mặt tem nhãn theo mong muốn của người dùng. Và những thông tin này thường sẽ liên quan đến tài sản cần kiểm kê, quản lý đến. Cụ thể là tên tài sản, mã số tài sản, ngày sản xuất, ngày sử dụng, tình trạng tài sản, đơn vị sử dụng,... hoặc đơn giản hơn chỉ là một mã vạch có thể là mã 1D hoặc 2D đã được mã hóa các thông tin tài sản ở bên trong.
Khi được in ấn xong, những tem nhãn này được đính kèm lên trên những tài sản cố định, điểm hình như các trang thiết bị có giá trị cao của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
5. Vai trò của tem kiểm kê tài sản cố định
Tài sản cố định chính được hiểu là một tài sản, vật chất mà doanh nghiệp đã mua, có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất.
Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến việc dùng tem kiểm kê tài sản cố định trên loại tài sản vô hình được mà sẽ chỉ đề cập đến loại tem quản lý này trên các tài sản cố định hữu hình.
Và sau đây là vai trò quan trọng của tem kiểm kê tài sản cố định:
- Giúp xác định chính xác số lượng thực tế các tài sản hiện có tại tổ chức, doanh nghiệp.
- Dễ dàng, nhanh chóng hơn trong khâu kiểm kê tài sản thông qua mã vạch được in trên tem cũng như những thiết bị quản lý hiện đại, điển hình là máy quét mã vạch, máy kiểm kho.
- Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên để có thể cung cấp cụ thể, chính xác tình trạng tài sản ở mọi lúc thời điểm.
- Cập nhật thông tin tài sản thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát tài sản hoặc sai lệch số liệu ở những tổ chức, doanh nghiệp có số lượng tài sản lớn như trường học, bệnh viện,..
- Truy xuất dữ liệu tự động hóa một cách hiện đại, nhanh chóng và cực chính xác.
6. Mẫu tem kiểm kê tài sản cố định
In tem kiểm kê tài sản thường được dán lên các tài sản của tổ chức trong quá trình kiểm kê tài sản cuối năm, phục vụ công tác quản lý, thống kê tài sản cố định, thiết bị…. In tem tài sản cần có một số lưu ý như sau:
- Tem tài sản cố định, tem công cụ dụng cụ có thể dùng để bắn mã vạch khi kiểm kê nếu người dùng tích chọn sử dụng chức năng Quản lý tài sản/CCDC theo mã vạch.
- Các tài sản thuộc loại Tài sản cố định vô hình; Nhà; Vật kiến trúc; Phương tiện vận tải không in được Tem kiểm kê tài sản
- Với các tài sản/công cụ dụng cụ có số lượng > 1, số tem in ra sẽ bằng đúng số lượng của tài sản/CCDC. Nguyên giá của 1 tài sản trên tem bằng tổng nguyên giá chia cho số lượng.
- Về hình dáng, các loại tem kiểm kê tài sản thường là hình chữ nhật, ngoài ra nếu có nhu cầu bạn cũng có thể yêu cầu in hình vuông hoặc hình tròn, oval đều được. Kích thước tem kiểm kê tài sản thường thấy nhất là: 2x3cm, 3x4cm, 2x4cm, 3x5cm… Nếu là tem hình vuông thì kích thước 2.5×2.5cm, 3x3cm, 3.5×3.5cm, 4x4cm…. Nếu là tem kiểm kê tài sản cố định hình tròn sẽ có các đường kính: 2.5cm, 3cm, 4cm, 5cm…
Nội dung bài viết:
Bình luận