Mẫu sổ cái kế toán (Cập nhật chi tiết 2024)

Kế toán là một lĩnh vực quan trọng đặc biệt trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có rất nhiều văn bản được ban hành liên quan đến lĩnh vực kế toán, trong đó có sổ cái kế toán. Sổ cái là là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp. Vậy mẫu sổ cái kế toán như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Mẫu sổ cái kế toán (Cập nhật chi tiết 2023).

Mẫu Sổ Cái Kế Toán

Mẫu sổ cái kế toán (Cập nhật chi tiết 2023)

1. Mẫu sổ cái kế toán (Cập nhật chi tiết 2023)

Đơn vị:………                                                                        Mẫu số S03b-DN

Địa chỉ:……                         (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính)

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

Năm…

Tên tài khoản ………

Số hiệu…………

Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ
A B C D E G H 1 2
– Số dư đầu năm– Số phát sinh trong tháng
– Cộng số phát sinh tháng– Số dư cuối tháng

– Cộng lũy kế từ đầu quý

– Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …

– Ngày mở sổ:…

Ngày … tháng … năm …

Người lập biểu                            Kế toán trưởng                        Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên)                                   (Ký, họ tên)                                      (Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Lưu ý khi lập sổ cái

– Ghi chính xác đầy đủ các thông tin trên sổ cái.

– Các thông tin hàng ngày, hàng tháng phải được ghi đầy đủ rõ ràng lưu vào sổ cái để tính toán chính xác nhất.

– Cột Ngày, tháng ghi sổ: Là ngày hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên sổ nhật ký chung

– Cột Số Hiệu: Là sổ Hiệu của các chứng từ như:

+ Là số Hóa đơn

+ Số phiếu thu, phiếu chi

+ Số phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

+ Số Giấy báo nợ, Báo có

+ Số Phiếu kế toán

– Cột ngày, tháng: Là ngày ghi trên các Hóa đơn, chứng từ kế toán

– Cột Diễn giải: Khái quát nhất Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo ngắn gọn, xúc tính, dễ hiểu

– Cột Đã ghi Sổ Cái: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.

– Cột STT dòng: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

– Cột Số hiệu TK đối ứng: Ghi lần lượt các TKKT đã được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kinh tế

Lưu ý: Khi mua Hàng hóa – phản ánh: Mua cái gì? Của ai/ đã hay chưa thanh toán

– Cột đã ghi Sổ Cái: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi và Sổ Cái.

– Cột STT dòng: Ghi sổ thứ tự dòng của Nhật ký chung

– Cột Số hiệu TK đối ứng: Ghi lần lượt các TKKT đã được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kinh tế

Lưu ý: TK Nợ ghi trước, TN Có ghi sau

– Cột Nợ: Là nơi ghi giá trị bằng tiền của các TKKT ghi bên Nợ

– Cột Có: Là giá trị bằng tiền của các TKKT ghi bên Có

– Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

– Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

– Vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

3. Sổ cái là gì, đặc điểm của sổ cái

Sổ cái hay còn gọi là sổ kế toán tổng hợp, dùng để tổng hợp những nghiệp vụ tài chính phát sinh dựa trên tài khoản kế toán. Đây có thể là tài sản, doanh thu, vốn chủ đầu tư, chi phí sản xuất...

Với mỗi tài khoản sẽ được mở một hoặc nhiều trang trong sổ cái nhằm mục đích ghi chép thông tin theo niên độ tháng/năm/quý.

Tóm lại, sổ cái là sổ kế toán tổng hợp, được dùng để ghi chép mọi thông tin giao dịch của doanh nghiệp trên từng tài khoản. Những số liệu trong sổ cái sẽ được người phụ trách tổng hợp lại, đến cuối mỗi kỳ sẽ khóa lại. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ phản ánh được tình hình kinh doanh, tài sản đang có. Đồng thời, có thể dùng số liệu này để kiểm tra sự chênh lệch và nắm được tình hình tổng quát nhất.

Đặc điểm của sổ cái

Khi bắt đầu làm việc với sổ cái, kế toán viên cần nắm rõ được những đặc điểm cơ bản của loại sổ này để làm đúng yêu cầu:

  • Có thể mở linh hoạt một hoặc nhiều trang liên tiếp và liền kề trong sổ cái. Mục đích để ghi chép đầy đủ, khoa học trong niên độ kế toán.

  • Sổ cái được mở cho từng tài khoản khác nhau ở doanh nghiệp.

  • Mọi số liệu về đầu kỳ, cuối kỳ hoặc biến động đều được ghi chép chính xác, đầy đủ trong sổ cái tài khoản.

  • Thông tin sẽ được hệ thống hóa dựa theo từng đối tượng hoặc theo tài khoản mở sổ.

  • Sổ cái được xem như cuốn lịch sử thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Sổ cái cho phép mở bất kỳ loại tài khoản nào.

Sổ cái kế toán có ý nghĩa gì?

Sổ cái mang đến những ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Là cơ sở để kế toán viên dựa theo và làm báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.

  • So sánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dễ dàng xác định được doanh thu, lợi nhuận hay thua lỗ. Để từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh khác phù hợp hơn.

  • Là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những quyết định khác nhau dựa vào:

    • Tình hình doanh thu (lỗ hoặc lãi).

    • Những khoản thu/chi bất thường được phát hiện và làm rõ.

    • Sự rõ ràng về các con số.

    • Tra cứu và đối chiếu dễ dàng hơn.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Sổ kế toán là gì?

Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo những mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng phương pháp kế toán, trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán, nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.

Ví dụ: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản…

Mẫu sổ kế toán được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

Kết cấu của sổ kế toán phải khoa học hợp lý và đầy đủ các yếu tố cơ bản sau:

+ Tên sổ

+ Ngày, tháng ghi sổ

+ Số hiệu và ngày của chứng từ dùng để ghi sổ

+ Diễn giải (trích yếu) tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

+ Tài khoản đối ứng

+ Phản ánh quy mô của nghiệp vụ kinh tế về mặt giá trị và về mặt số lượng.

Các đơn vị phải tuân thủ những quy định của chế độ kế toán hiện hành về sổ kế toán. Hệ thống kế toán DN đã ban hành các mẫu sổ kế toán chủ yếu cho các đơn vị kế toán trong đó được chia thành hai loại:

+ Mẫu sổ kế toán bắt buộc: Được sử dụng cho tất cả các đơn vị kế toán, trong quá trình thực hiện các đơn vị không được tuỳ ý thay đổi mẫu sổ kế toán.

+ Mẫu sổ kế toán có tính chất hướng dẫn: Các đơn vị căn cứ vào tình hình quản lý cụ thể của đơn vị, căn cứ vào những quy định: Bộ Tài chính đã xây dựng các mẫu sổ kế toán có tính chất hướng dẫn cho các đơn vị kế toán, tuỳ theo yêu cầu quản lý, trình độ quản lý và các điều kiện cụ thể của từng đơn vị, các đơn vị căn cứ vào mẫu sổ kế toán đã được hướng dẫn để xây dựng mẫu sổ kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

>> Xem thêm: Mẫu số 1 TT40 2016 (Cập nhật chi tiết 2022)

>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đặt cọc (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu sổ cái kế toán (Cập nhật chi tiết 2023). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo