Mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn mới nhất 2024

Untitled-1

Nhiệm vụ và quyền hạn của uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì? Mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn được trình bày như thế nào? Nhận biết được những băn khoăn của khách hàng ACC xin cung cấp đến bạn bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn biết về mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn được cập nhật mới nhất. Mời bạn cùng tham khảo bài viết này nhé!

1.Uỷ ban kiểm tra công đoàn là gì?

Ủy ban Kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận (khoản 1 Điều 29 Điều lệ công đoàn Việt Nam).

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp

Nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp (Theo Điều 30 Điều lệ công đoàn Việt Nam) như sau:

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

- Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

- Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

- Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

- Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Quyền của Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp (Theo Điều 31 Điều lệ công đoàn Việt Nam) như sau:

-  Ủy ban Kiểm tra  công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.

-  Ủy ban Kiểm tra  công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.

- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra  công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.

- Báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của  Ủy ban Kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành công đoàn.

- Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.

- Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của  Ủy ban Kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì  Ủy ban Kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên  Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên.

- Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

3. Mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn

Sau đây, ACC xin cung cấp mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn như sau:

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG ……..  

  Số: ……/QĐ-CĐCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  

………, ngày …. tháng …..năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn

BAN CHẤP HÀNH CĐCS ………………….

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Căn cứ Kế hoạch số …./.KH-UBKT, ngày …../……/… của Uỷ ban Kiểm tra CĐCS, kế hoạch hoạt động năm 20….

Theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra CĐCS …………..,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra, kiểm tra việc chấp hành Điều lệ và công tác quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn đồng cấp tại CĐCS, gồm các đồng chí có tên như sau:

1. Đ/c……………………. - Chủ nhiệm UBKT - Trưởng đoàn.

2. Đ/c…………………….- Ủy UBKT - Phó đoàn.

3. Đ/c……………………. - Ủy viên UBKT - Thành viên.

Điều 2. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra:

1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ và công tác quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn (có kế hoạch kiểm tra chi tiết).

2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN về việc thu, chi và quản lý tài chính Công đoàn.

3. Báo cáo kết quả kiểm tra về Uỷ ban Kiểm tra CĐCS………. để kết luậnvà công bố kết luận kiểm tra.

Điều 3. Ban Chấp hành CĐCS ……… có trách nhiệm chuẩn bị sổ sách,chứng từ kế toán, báo cáo dự toán, quyết toán và các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Đoàn tự giải thể sau khi hoànthành nhiệm vụ

Điều 4. Ủy ban Kiểm tra CĐCS………., Ban Chấp hành CĐCS…………..và các đồng chí có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu: VT.

TM. BAN CHẤP HÀNH
 CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

4. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Qúy khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>Tại đây, ACC cũng cung cấp mẫu công văn đề đề nghị gia hạn hợp đồng tại đây, kính mời bạn đọc tham khảo!!

5. Câu hỏi thường gặp

Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn?

Một là, kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.

Hai là, được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.

Ba là, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.

Bốn là, báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.

Năm là, yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.

Sáu là, báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

Bảy là, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra?

Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra không vượt quá 1/3 tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

Nguyên tắc, thể lệ và hình thức bầu cử ủy ban kiểm tra?

Nguyên tắc, thể lệ và hình thức bầu cử ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra như bầu cử ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn. Trong đó, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra.

Đương nhiên thôi ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn?

Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác mà không thuộc cơ cấu tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn thì đương nhiên thôi ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Mẫu quyết định thành lập uỷ ban kiểm tra công đoàn. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo