Mẫu quyết định thành lập hội đồng (Cập nhật 2024)

Mẫu quyết định thành lập hội đồng (Cập nhật 2023)

Trong rất nhiều trường hợp, một cá nhân không thể tự đưa ra quyết định cho một việc, mà cần sự tham khảo của một tập thể người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Khi đó chúng ta sẽ phải thành lập hội đồng.

Vậy Mẫu quyết định thành lập hội đồng mới nhất 2022 được trình bày như thế nào, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu nhé!

1. Hội đồng là gì?

Theo từ điển số, hội đồng có nghĩa là: Tổ chức những người được bầu hoặc được chỉ định để họp bàn và quyết định những việc nhất định nào đó: hội đồng nhân dân, hội đồng quản trị, hội đồng khen thưởng và kỉ luật họp hội đồng chấm thi,...

Để thành lập hội đồng ta cần có quyết định thành lập hội đồng theo đúng quy định của pháp luật.

 

2. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng.

Hội đồng là cơ quan quản lý, có toàn quyền quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của tập thể tham gia.

Hội đồng thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do nội bộ quy định. Mỗi thành viên Hội đồng có một phiếu biểu quyết.

Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng thông qua trái với quy định của pháp luật, thì các thành viên tán thành thông qua phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại; thành viên phản đối được miễn trừ trách nhiệm.

 

3. Vai trò của hội đồng

Vai trò của hội đồng là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, thực hiện việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành một tập thể, doanh nghiệp. Đặc biệt, làm giảm nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các thành viên, và với chủ sở hữu chính.

Hội đồng sẽ đóng vai trò giống như người giám sát. Với nhiệm vụ giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều hành. Đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

 

4. Nội dung mẫu quyết định thành lập hội đồng

Quyết định thành lập hội đồng bao gồm những nội dung chính sau đây:

-        Tên cơ quan ban hành Quyết định, quốc hiệu và tiêu ngữ

-        Tên quyết định

-        Căn cứ pháp lý

-        Nội dung quyết định

-        Chữ ký của cơ quan ban hành quyết định thành lập hội đồng

 

5. ACC cung cấp mẫu quyết định thành lập hội đồng phổ biến

Sau đây, ACC xin cung cấp mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xét miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội

Mau Quyet Dinh Thanh Lap Hoi Dong Xem Xet Trach Nhiem Hoan Tra Danhbavieclam Vn

 

6. Một số câu hỏi thường gặp

1. Thành lập hội đồng cần bao nhiêu người?

Hội đồng thường có từ 3 thành viên trở lên, và tùy quy mô của đơn vị, doanh nghiệp mà số lượng có thể nhiều hơn theo nội bộ quy định.

2. Ai cũng có thể đăng ký tham gia hội đồng?

Không phải ai cũng có quyền tham gia hội đồng, chỉ những cá nhân có quyền và nghĩa vụ đủ lớn mới có quyền tham gia hội đồng.

 

3.Thủ tục thành lập hội đồng như thế nào?

Trình tự thủ tục thành lập hội đồng được biết đến như sau:

Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng

Bước 2: Thông qua nghị quyết của Đại hội đồng để bầu thành viên Hội đồng

Bước 3: Tổ chức phiên họp Hội đồng đầu tiền nhiệm kỳ

Bước 4: Thông qua nghị quyết Hội đồng về bầu Chủ tịch hội đồng

Trên đây Công ty Luật ACC đã giúp bạn hiểu về mẫu quyết định thành lập hội đồng và những kiến thức kiên quan. Tuy nhiên mẫu quyết định thành lập hội đồng theo từng trường hợp được viết khác nhau, vậy nên khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc thành lập hội đồng, hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo