1. Mẫu quyết định cho nghỉ việc, quyết định cho thôi việc

Quý Khách hàng có thể tải mẫu quyết định cho nghỉ việc, thôi việc của doanh nghiệp dưới dây về để sử dụng hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng trong từng trường hợp cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho thôi việc

 

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Bộ luật lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số ........ ngày ....... tháng ......... năm ........... giữa Công ty .............. với Ông/Bà ................;

Xét đơn xin nghỉ việc của Ông/Bà .......................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay cho Ông/Bà..................

Giữ chức vụ: .........Bộ phận................

Được nghỉ việc từ ngày............tháng............năm............

Lý do...............

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ky.

Ông/Bà.................., phòng Hành chính nhân sự và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ông/Bà có tên tại điều 1;

- Phó Giám Đốc.....;

- Phòng Hành chính nhân sự;

- Lưu:........

Giám Đốc

( Ký, ghi rõ họ tên)

 

In / Sửa biểu mẫu

 

2. Trường hợp nào cần ra quyết định nghỉ việc?

Hiện tại, việc ra quyết định nghỉ việc được doanh nghiệp thực hiện trong các trường hợp cụ thể như dưới đây:

- Hết hạn hợp đồng

- Đã hoàn tất các công việc được ghi trong hợp đồng lao động

- Người lao động thuộc trường hợp đủ điều kiện để được hưởng lưu

- Hai bên là người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận và đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động

- Người lao động thuộc những trường hợp chấp hành án tù giam, tử hình hoặc người lao động bị cấm làm công việc nào đó được ghi tại hợp đồng lao động trước đó theo quy định, bản án từ Tòa án.

- Người lao động bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật (theo hình thức sa thải)

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc do sáp nhập, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; thay đổi công nghệ, cơ cấu mà người lao động phải thôi việc.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

- Người sử dụng lao động mà là cá nhân mà bị chết hoặc bị Tòa tuyên bố bị chết, mất tích hoặc bị tuyên bố về năng lực hành vi dân sự; người sử dụng lao động lại không phải là chủ thể cá nhân chấm dứt hoạt đông.

 

3. Hướng dẫn làm quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc:

Hiện tại, chưa có văn bản quy định nào quy định rõ một mẫu cụ thể về quyết định nghỉ việc, tuy vậy về cơ bản thì để đảm bảo được thống nhất và đầy đủ thì cần thể hiện các nội dung như dưới đây:

-Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ trình bày trên cùng giữa trang giấy

- Tên quyết định là: quyết định cho nghỉ việc/ thôi việc

- Người có thẩm quyền ra quyết định cho nghỉ việc

Ví dụ: giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn/ công ty cổ phần/.....

- Căn cứ để ra quyết định nghỉ việc này

- Nội dung của bản quyết định:

+ Cho ông/bà? hiện đang giữ chức vụ gì, được nghỉ từ ngày tháng năm nào?

+ Các bộ phận, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trong việc thi hành quyết định này?

Ông/bà.....

+ Ký và ghi rõ họ tên giám đốc/ban lãnh đạo

+ Nơi nhân, gồm ông/bà......; bộ phận........

4. Các trợ cấp mà người lao động được hưởng khi nghỉ việc đúng quy định?

- Trợ cấp thôi việc: Đây là khoản trợ cấp được công ty chi trả, theo đó cần đáp ứng điều kiện như sau để được hưởng:

+ Người lao động đã làm việc thương xuyên mà đủ 12 tháng trở lên

Lưu ý: Trường hợp mà đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ không được hưởng trợ cấp này

+ Là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: Tại một số khoản của điều 34 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật quy định rất cụ thể về những trường hợp được phép cho người lao động thôi việc. Theo đó người lao động có thể căn cứ trên đây để biết mình nhận quyết định thôi việc hay chấm dứt hợp đồng lao động có chính xác hay không và có xâm phạm tới quyền và lợi ích của người lao động hay không.

Như chúng ta đã biết thì việc chấm dứt hợp đồng lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng người lao động thường là đối tượng bị thiệt thòi hơn khi chấm dứt. vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ việc họ sẽ nhận được các khoản tiền sau. Bên cạnh đó thì người lao động cũng lưu ý về quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều nhận được khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương).

Hạn thanh toán này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt như: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: chia, tách, hợp nhất,...

Như vây, trong thời hạn nới trên, người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.

Căn cứ vào Điều 46 BLLD năm 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (1), (2), (3), (4), (6), (7), (9), và (10) đề cập ở bên trên;

- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.

Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 X tiền lương để tính trợ cấp thôi việc X Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.