Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2021, trong đó quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP là gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về nội dung Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP trong bài viết dưới đây.

Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP
Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP

1. Khái quát về Nghị định số 60/2021/NĐ-CP

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP áp dụng với các đối tượng sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).

- Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công thuộc đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

- Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng quy định tại Nghị định này và các quy định của Đảng và của pháp luật khác có liên quan.

- Đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo Hiệp định và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc tổ chức quốc tế thực hiện cơ chế tài chính theo cam kết, Điều ước quốc tế hoặc Quyết định đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
   

 

PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH

 CỦA ...

(Ban hành kèm theo Quyết định số:           /QĐ-UBND ngày     tháng    năm 2021

của UBND ...)

 

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ

GIAI ĐOẠN ...

 

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý và sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Thông tư số 145/2017/TT-BTC, ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ...;

1. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ

2. Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và lao động hợp đồng

a) Chức năng, nhiệm vụ:
.....

b) Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động hợp đồng:
....

3. Nhiệm vụ được giao và kết quả đạt được

a) Nhiệm vụ được giao
....

b) Kết quả đạt được
....

4. Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính của Nhà nước

a) Dự toán thu
....

b) Dự toán chi
....

5. Báo cáo về thực hiện các chỉ tiêu tài chính thu, chi trong năm 2021 thực hiện cơ chế tự chủ

6. Thu nhập tăng thêm cho người lao động

7. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại

- Thuận lợi:

- Khó khăn và tồn tại:

8. Kiến nghị, đề xuất:

Phần II

PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ GIAI ĐOẠN ...

I. Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và lao động hợp đồng

1. Chức năng, nhiệm vụ:

2. Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động hợp đồng:

II. Về dự kiến nhiệm vụ được giao

III. Về dự toán thu, chi

1. Nguồn tài chính của đơn vị

2. Chi thường xuyên giao tự chủ

3. Phân phối kết quả tài chính trong năm

4. Sử dụng các Quỹ

5. Xác định mức độ tự chủ tài chính

3. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ thời điểm nào?

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.

Các quy định tại các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Trên đây là Mẫu phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo