Mẫu phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản dùng để ghi chép và theo dõi số lượng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đã sử dụng trong các giao dịch thương mại. Mẫu phiếu này giúp đảm bảo việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ tính hợp lệ và số lượng C/O, tránh vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa.
Mẫu phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Mẫu phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Mẫu số 02/PTDTL-DMTB/2015
Số tờ…...
Tờ số…..
PHIẾU THEO DÕI, TRỪ LÙI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính)
- Kèm theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính;
- Tên người khai hải quan………………....; Mã số thuế:…………………
- Tên máy liên hợp/tổ hợp máy..…………………………………………..
- Tên máy thực hiện chức năng chính/bộ phận chính……………………
- Mã số theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam………………………
Số TT |
Số, ký hiệu, ngày tờ khai hải quan |
Tên hàng, quy cách phẩm chất |
Lượng |
Đơn vị tính |
Trị giá (đơn vị tiền tệ) |
Hàng hoá nhập khẩu theo tờ khai hải quan |
Hàng hoá còn lại chưa nhập khẩu |
Công chức hải quan thống kê, trừ lùi ký tên, đóng dấu công chức |
||
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ quan hải quan cấp Phiếu theo dõi, trừ lùi
(Ký tên; đóng dấu )
…………………………………………………………………………………………
Ghi chú:
- Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1,2,3,4,5 do cơ quan Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi ghi. Khi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồm nhiều tờ thì cơ quan Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ.
- Số liệu tại các cột từ 1 đến 11 của Phiếu do cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá ghi.
- Khi người khai hải quan đã nhập khẩu hết hàng hoá theo Danh mục đã đăng ký thì Chi cục Hải quan cuối cùng xác nhận lên bản chính “đã nhập hết hàng hóa theo Danh mục số……” và sao 01 bản (đóng dấu sao y bản chính) gửi Chi cục Hải quan nơi cấp Phiếu theo dõi trừ lùi.
2. Trường hợp nào được trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Việc trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thường áp dụng trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa đã được nhập khẩu và sử dụng hết: Khi toàn bộ số lượng hàng hóa được nhập khẩu theo giấy chứng nhận đã được sử dụng hết, doanh nghiệp có thể tiến hành trừ lùi giấy chứng nhận.
- Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát: Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do khách quan khác, doanh nghiệp có thể xin trừ lùi phần hàng hóa bị hư hỏng, mất mát.
- Các trường hợp khác: Có thể có các trường hợp trừ lùi khác được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc hợp đồng thương mại.
3. Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thế nào?
Khi khai hải quan, trong trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp cần khai báo đầy đủ thông tin về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được trừ lùi, bao gồm:
- Số hiệu giấy chứng nhận.
- Số lượng hàng hóa đã trừ lùi.
- Lý do trừ lùi.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp các chứng từ liên quan để chứng minh cho việc trừ lùi, chẳng hạn như:
- Hóa đơn bán hàng.
- Phiếu xuất kho.
- Các biên bản kiểm kê, xác nhận...
4. Có thể nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?
- Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì người khai hải quan phải khai, nộp bổ sung thuế tương ứng với biện pháp phòng vệ thương mại bị áp dụng.
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
5. Xử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa như thế nào?
- Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trường hợp quả kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;
c) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận