Điều động là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, điều chuyển cán bộ sang vị trí công tác mới ở cơ quan, đơn vị khác nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi đến bạn Biểu mẫu lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ theo quy định hiện hành.

Biểu mẫu lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ
1. Lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ là gì?
Lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ là một loại giấy tờ cần thiết khi di chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác. Có nghĩa là di chuyển hàng hóa giữa các kho ở vị trí địa lý khác nhau bằng phương tiện vận chuyển nào đó.
2. Biểu mẫu lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ
CÔNG TY …………………….. Địa chỉ : …………………………. |
LỆNH ĐIỀU ĐỘNG |
Số: …………../LĐĐ Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……
- Nơi đi: ……………………………………………………………………..
- Nơi đến: ………………………………………………………………………..
- Lý do điều động /Xuất giao ………………………………………………..
STT |
Tên nhãn hiệu, quy cách |
Mã số |
ĐVT |
Số Lượng |
Ghi chú |
01 |
………………………………) |
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ban giám đốc duyệt |
Phụ trách đơn vị |
Người đề nghị |
3. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn, trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất không phải lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác thì không phải xuất hóa đơn.
Mặt khác, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.
4. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định như sau;
Giá tính thuế
...
- Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hóa đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT là giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
...
Theo đó, hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:
Đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh thì phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.
Như vậy, tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Biểu mẫu lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận