Mẫu đơn kháng cáo hình sự mới nhất hiện nay được soạn thảo dựa trên quy định tại nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP. Đây là giấy tờ pháp lý cần thiết mà người có quyền kháng cáo nộp lên Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu xem xét lại vụ án hoặc quyết định của Tòa án đã xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Để làm rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi thông tin dưới bài viết sau.
Mẫu đơn kháng nghị hình sự
1. Hồ sơ kháng cáo hình sự
Trước khi nộp hồ sơ kháng cáo hình sự, người có quyền kháng cáo phải nắm rõ thủ tục kháng cáo được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 về nơi nộp hồ sơ cũng như quy trình tiếp nhận và mở phiên tòa xét xử của Tóa án
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, hồ sơ kháng cáo bao gồm:
- Đơn kháng cáo;
- Chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
2. Mẫu đơn kháng cáo hình sự mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân: ………………………………………......................
Người kháng cáo:………………………………………………………………………………....................
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….....................
Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………………..........................
Địa chỉ thư điện tử………………………………………………………………...............................(nếu có)
Là:………………………………………………………………………………………………..........................
Kháng cáo:……………………………………………………………………………………….....................
Lý do của việc kháng cáo:……………………………………………………………………................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:…………….............
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:………..........
- ……………………………………………………………………………………………………………………………………..............
- ……………………………………………………………………………………………………………………………………..............
- ……………………………………………………………………………………………………………………………………..............
Người kháng cáo
(Ký và ghi rõ họ tên )
3. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo hình sự
Đơn kháng cáo hình sự được soạn thảo theo mẫu số 54-DS quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP, nội dung đơn kháng cáo bao gồm các thông tin sau:
1. Phần kính gửi: Ghi tên Tòa đã xét xử sơ thẩm vụ án (ghi cụ thể huyện, tỉnh, thành phố mà Tòa án đặt trụ sở);
2. Thông tin người kháng cáo;
Nếu người kháng cáo là cá nhân:
- Ghi họ tên cá nhân kháng cáo, hoặc họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo (nếu có)
- Ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, thông tin của cá nhân
Nếu người kháng cáo là tổ chức:
- Ghi rõ tên của tổ chức kháng cáo và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc họ tên người ủy quyền (nếu có)
- Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
3. Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo ( là nguyên đơn, bị đơn trong vụ án nào?);
4. Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó;
5. Kháng cáo, lý do kháng cáo;
6. Yêu cầu Tòa phúc thẩm giải quyết vấn đề gì;
7. Liệt kê những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo
8. Ký tên
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó
- Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó
- Trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt
Đơn kháng cáo giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được viết dựa trên những nội dung đã đề cập phía trên. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, trong đơn cần bổ sung thêm các thông tin sau đây:
- Các yếu tố về nhân thân như: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng,..;
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng, bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;
- Đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).
Nội dung bài viết:
Bình luận