Mẫu hợp đồng xử lý rác thải công nghiệp

Theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP, khái niệm xử lý chất thải được định nghĩa như sau: “Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải”. Hợp đồng xử lý rác thải được ký kết giữa chủ nguồn thải rác thải và chủ xử lý chất thải. Chủ nguồn chất thải có thể là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải hoặc chính quyền địa phương là đại diện chủ nguồn thải phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.

Dưới đây là mẫu một hợp đồng xử lý rác thải giữa đơn vị xử lý chất thải và chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý đối với chất thải phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng mà ACC đề cập đến.

9869 1655367285 Dot Rac Phat Dien Can Tho

Xử lý rác thải trong công nghiệp

1. Xử lý chất thải là gì?

Theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP, khái niệm xử lý chất thải được định nghĩa như sau: “Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải”

Xem thêm: Xử lý vi phạm xả rác thải.

2. Mẫu hợp đồng xử lý rác thải

Tìm hiểu về hợp đồng xem thêm tại đây: Hợp đồng là gì?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Số: ……. /HĐDV-…
(V/v: Xử lý rác thải)
  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Căn cứ Luật Thương mại hợp nhất năm 2019;
  • Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2015;
  • Căn cứ Nghị định 38/2015/NĐ-CP;
  • Căn cứ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;
  • Căn cứ thỏa thuận giữa các bên
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại trụ sở công ty …, các bên gồm có:
BÊN A: (CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ CÁC CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH, NƠI CÔNG CỘNG) 
Tên người đại diện   : …
Chức vụ          : …
Địa chỉ                : …
Điện thoại       : …                                           Fax       : …
Tài khoản        : …                                          tại         : …
Mã số thuế          : …
BÊN B: CÔNG TY … (CHỦ XỬ LÝ CHẤT THẢI)
Địa chỉ            : …
Mã số thuế       : …
Đại diện          : Ông/bà …                               Chức vụ      : Giám đốc
Điện thoại       : …                                           Fax       : …
Tài khoản        : …
Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng xử lý rác thải số …/HĐDV-… với nội dung như sau:
ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Xét thấy Bên A cần xử lý rác thải, Bên B đơn vị đạt đủ tiêu chuẩn xử lý rác thải, Bên A đồng ý thuê Bên B và Bên B đồng ý nhận xử lý rác thải cho Bên A.
ĐIỀU 2. THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
       Hợp đồng này có thời hạn trong vòng … năm, kể từ ngày … đến ngày ….
       Thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải: …
ĐIỀU 3. ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG
3.1. Nội dung công việc:
       Theo hợp đồng này, những công việc chính mà Bên B đảm nhận bao gồm:
  • Thu gom rác thải của khu vực …
  • Vận chuyển rác thải tới địa điểm xử lý tại …
  • Xử lý rác thải theo quy trình, công nghệ theo thỏa thuận và đúng quy định pháp luật
3.2. Yêu cầu công việc:
       Bên B phải thực hiện công việc đã thỏa thuận với Bên A theo đúng những yêu cầu như sau:
  • Công nghệ xử lý: …
  • Quy trình xử lý: Quy trình xử lý được quy định cụ thể bằng sơ đồ và diễn giải tại phụ lục hợp đồng này
  • Tần suất tiếp nhận: Các thứ … hàng tuần
  • Thời gian tiếp nhận: Từ … giờ đến … giờ
  • Tiến độ: Thời gian tối đa xử lý rác thải là không quá 02 ngày sau thời gian tiếp nhận
  • Chất lượng sản phẩm đầu ra: …
3.3. Khối lượng công việc:
       Bảng khối lượng công việc xử lý và chi phí dự toán được quy định cụ thể tại phụ lục hợp đồng này.
ĐIỀU 4. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Giá trị hợp đồng
Bên A sẽ thanh toán cho Bên B vào ngày … hàng tháng theo đơn giá điều chỉnh. Kinh phí thanh toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Chi phí thanh toán bao gồm giá dịch vụ xử lý rác thải, các chi phí khác theo hợp đồng và thuế giá trị gia tăng (VAT).
  1. Phương thức thanh toán:
       Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:
  • Tên tài khoản :
  • Số tài khoản :
  • Ngân hàng :
  • Chi nhánh :
4.3. Trường hợp thanh toán chậm:
       Bên A phải thanh toán chi phí đúng thời hạn và đầy đủ cho Bên B. Trường hợp Bên A chậm thanh toán theo thời hạn quy định tại hợp đồng, thì Bên A có nghĩa vụ phải trả khoản tiền phạt là …% cộng với tiền lãi trả chậm là ……% (theo lãi suất của tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng Thương mại của Bên B tại thời điểm……) tính trên số dư nợ đến hạn và trả chậm.
ĐIỀU 5. GIÁM SÁT, KIỂM TRA THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
5.1. Giám sát thực hiện hợp đồng:
– Đối tượng giám sát:
+ Khối lượng công việc thực hiện;
+ Chất lượng công việc thực hiện: đáp ứng các yêu cầu công việc, tuân thủ các văn bản quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây: Nghị định 38/2014/NĐ-CP; …
– Phương pháp giám sát:
+ Trực tiếp giám sát của Bên A
+ Có xác nhận của 2 bên đối với số liệu giám sát
+ …
– Thời gian giám sát: Định kỳ … trong toàn thời gian thực hiện công việc;
– Trách nhiệm giám sát: Cán bộ được phân công của Bên A và cán bộ phối hợp của Bên B.
5.2. Kiểm tra thực hiện hợp đồng:
– Đối tượng kiểm tra:
+ Khối lượng công việc thực hiện;
+ Chất lượng công việc thực hiện;
– Phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra tại hiện trường, tổng hợp tài liệu giám sát và các tài liệu liên quan…
+ Thực hiện lập Biên bản kiểm tra và có xác nhận của 2 bên đối với kết quả kiểm tra;
+ …
– Thời gian kiểm tra: Định kỳ … và đột xuất trong các trường hợp sau:
+ Có ý kiến cộng đồng về khối lượng hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ);
+ …
– Trách nhiệm kiểm tra:
+ Cán bộ được phân công của Bên A;
+ Bên B cử cán bộ phối hợp thực hiện kiểm tra.
ĐIỀU 6. NGHIỆM THU
6.1. Căn cứ nghiệm thu:
       Hai bên thực hiện tổ chức nghiệm thu dựa trên các căn cứ như sau:
– Các quy định hiện hành.
– Các yêu cầu thực hiện công việc và quy định chất lượng áp dụng đối với dịch vụ nêu trong hợp đồng.
– Các biên bản giám sát, kiểm tra và các chứng từ, tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng.
6.2. Nội dung nghiệm thu:
– Bên A chỉ nghiệm thu các nội dung công việc đã được hoàn thành, đảm bảo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, có đủ hồ sơ theo quy định hiện hành.
– Phần khối lượng công việc không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng không được nghiệm thu.
– Khối lượng công việc được thanh toán được xác định trên cơ sở khối lượng công việc được thực hiện của Bên B được nghiệm thu, quyết toán theo quy định.
ĐIỀU 7. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
7.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
  • Quyền của Bên A:
    • Yêu cầu Bên B thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
    • Kiểm tra thường xuyên, yêu cầu Bên B báo cáo tiến độ công việc;
    • Có quyền áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật và của hợp đồng này;
    • Các quyền khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên A:
    • Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Bên B theo quy định hợp đồng;
    • Ngiệm thu công việc của Bên B;
    • Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Bên B thực hiện tốt công việc;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
7.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
  • Quyền của Bên B:
    • Yêu cầu Bên A thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá trị hợp đồng theo Điều 5 của hợp đồng này;
    • Có quyền áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật và của hợp đồng này;
    • Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên B:
    • Thực hiện công việc theo đúng quy trình và tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng;
    • Kê khai và thanh toán các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến hợp đồng này;
    • Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, cơ sở, máy móc và trang thiết bị, được quy định rõ trong phụ lục hợp đồng này;
    • Chịu trách nhiệm toàn bộ về quy trình và chất lượng xử lý rác thải;
    • Tự chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
ĐIỀU 8. ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
8.1.  Các trường hợp điều chỉnh hợp đồng:
Các trường hợp được điều chỉnh giá trị hợp đồng bao gồm:
– Nội dung, khối lượng công việc phát sinh hợp lý không phải do lỗi của đơn vị cung ứng dịch vụ gây ra, được cơ quan có thẩm quyền/người có thẩm quyền chấp thuận;
Định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được nhà nước/địa phương điều chỉnh, sửa đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền/người có thẩm quyền cho phép điều chỉnh.
– Thay đổi khác dẫn đến tăng/giảm chi phí hoạt động để cung cấp dịch vụ của Bên B như:
+ Thay đổi về luật và/hoặc văn bản pháp luật của Việt Nam trong tương lai dẫn đến Bên B phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp để tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn, dẫn đến làm tăng các khoản chi phí hoạt động của Bên B;
+ Giá nhiên liệu hoặc tiền lương, giá vật tư, thiết bị do Nhà nước kiểm soát nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền/người có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương và nguyên tắc điều chỉnh;
+ Lạm phát/giảm phát.
8.2. Thực hiện điều chỉnh hợp đồng:
Thủ tục điều chỉnh giá trị hợp đồng bao gồm:
– Trường hợp có điều chỉnh giá trị hợp đồng, Bên B phải lập hồ sơ dự toán điều chỉnh và trình bên A; Bên A có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh (nếu có) và thực hiện các thủ tục phê duyệt hồ sơ dự toán điều chỉnh theo quy định.
– Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng được thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương.
ĐIỀU 9. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
9.1.   Điều kiện chấm dứt hợp đồng:
     Một trong hai bên không thực hiện hay vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng; hoặc không sửa chữa hoặc khắc phục việc không thực hiện hay vi phạm đó trong khoảng thời gian …… ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của bên còn lại.
9.2.  Thủ tục thực hiện:
     Bên muốn chấm dứt hợp đồng gửi thông báo bằng văn bản trước 60 ngày cho bên kia.
9.3.   Các trách nhiệm pháp lý:
     – Bên A vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán tất cả các khoản tiền thanh toán còn nợ cho Bên B.
     – Bên vi phạm bị phạt …% giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
     – …
ĐIỀU 10. TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG
10.1.   Các trường hợp bất khả kháng bao gồm các hành động, sự kiện hoặc hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của các bên có liên quan khiến cho một bên không có khả năng thực hiện hay chậm trễ trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ theo hợp đồng, ví dụ như:
     – Chiến tranh (được báo trước hoặc xảy ra bất ngờ), hành động khủng bố, tụ tập phá rối trật tự công cộng, đình công.
     – Sự phá hủy quan trọng của tổ chức hoặc trang thiết bị của bất kỳ bên cung cấp nào, thiếu năng lượng (sự cố ngừng cấp điện kéo dài…) hoặc nhiên liệu.
     – Thiên tai bao gồm các nguyên nhân phát sinh từ tai họa tự nhiên như động đất, núi lửa phun, lụt, mưa bão trong đó lượng mưa lớn hơn hoặc bằng …… cm (tùy điều kiện khu vực) trong 1 giờ đồng hồ và các thiên tai bất thường khác.
     – Hỏa hoạn.
     – Các trường hợp khác (nếu có).
10.2.   Cách thức giải quyết trong trường hợp bất khả kháng như sau:
     – Bên không có khả năng thực hiện hay chậm trễ trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ theo hợp đồng do trường hợp bất khả kháng phải thông báo cho bên kia trong vòng 7 ngày về sự việc xảy ra. Bên B sẽ không được chi trả cho các dịch vụ không được thực hiện do các ảnh hưởng bất khả kháng, và không được xem là vi phạm hoặc không thực hiện hợp đồng này vì nguyên nhân không thực hiện được.
     – Hai bên cùng có trách nhiệm thảo luận để thực hiện việc xử lý rác thải trong trường hợp bất khả kháng xảy ra.
ĐIỀU 11. BẢO HIỂM HỢP ĐỒNG
Bên B phải mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện công việc và thực hiện theo đúng pháp luật các hợp đồng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
ĐIỀU 12. BẢO LÃNH HỢP ĐỒNG
     Sau khi hợp đồng được ký kết, Bên B có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông qua ngân hàng …, bảo đảm cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã ký với bên A.
ĐIỀU 13. QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
     Tùy theo loại hình hợp đồng, trong vòng …… ngày sau khi ký biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ khối lượng thực hiện theo quy định trong hợp đồng, Bên B sẽ trình Bên A …… bộ quyết toán hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà bên A đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:
     + Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công việc hoàn thành.
     + Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng.
     – Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B.
     + Nhật ký giám sát, biên bản kiểm tra.
     + Các tài liệu khác theo quy định hiện hành.
     – Sau khi Hồ sơ quyết toán được Bên A hoặc cấp có thẩm quyền/người có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký, hai bên sẽ ký biên bản thanh lý hợp đồng, Bên A sẽ thanh toán giá trị còn lại theo quyết toán được duyệt cho Bên B.
ĐIỀU 14. HỒ SƠ HỢP ĐỒNG
     Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau:
     – Văn bản hợp đồng;
– Phụ lục hợp đồng;
– Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
– Bất kỳ sửa đổi hoặc thay đổi trong tài liệu đã được thống nhất bởi cả 2 bên bằng văn bản;
– Các tài liệu có liên quan (nếu có).
ĐIỀU 15. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
       Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
       Hợp đồng gồm … trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.
       Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN ĐẠI B

 

3. Một số câu hỏi thường gặp 

  • Hợp đồng dịch vụ là gì?
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lý, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể. Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu như không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Khi thỏa thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kỹ thuật, các thông số khác,... Từ đó, các bên có cơ sở để thỏa thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ.
  • Pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường? 
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:

a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Cơ sở xử lý chất thải phù hợp;

c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.

Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan. 

4. Dịch vụ tư vấn Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “Mẫu hợp đồng xử lý rác thải công nghiệp năm 2022” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang web https://accgroup.vn để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo