Mẫu hợp đồng xử lý chất thải nguy hại theo quy định hiện hành

Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi kiến thức liên quan đến chất thải nguy hại.

Hướng dẫn báo cáo chất thải nguy hại định kỳ mới 2023
Mẫu hợp đồng xử lý chất thải nguy hại theo quy định hiện hành

1. Thủ tục bàn giao chất thải rắn nguy hại như thế nào?

Hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP không quy định trình tự cụ thể cho việc bàn giao chất thải mà chỉ quy định về trách nhiệm của chủ nguồn chất thải phải thực hiện các việc về chuyển giao chất thải như sau:

Căn cứ khoản 4 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

"Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hạiTrách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:...4. Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại."Chứng từ chất thải nguy hại được hướng dẫn bởi khoản 7 Điều 35 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022 với nội dung:

"Điều 35. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại...7. Chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này."Theo đó, khi chuyển giao đất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải có trách nhiệm phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại lập chứng từ chất thải nguy hại.

2. Thủ tục bàn giao chất thải rắn thông thường năm 2022 như thế nào?

Tương tự như chất thải rắn nguy hại về chất thải rắn thông thường cũng không có thủ tục bàn giao cụ thể mà có các công việc như sau:

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

"Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
...
2. Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường; được phép chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định này sau khi phân loại theo đúng quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành khi chuyển giao nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường."Theo quy định trên thì chủ nguồn chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

"Điều 82. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này."

3. Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho bên thu gom khi nào?

Theo khoản 1 Điều 66 và khoản 1 Điều 67 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì chủ nguồn chất thải rắn thông thường được phép chuyển giao chất cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sau khi phân loại theo đúng quy định. Cụ thể:

"Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường; có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường với chủ nguồn thải khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho các đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường."

4. Mẫu hợp đồng xử lý chất thải nguy hại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Hà Nội, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Số: …/HĐXLCTNH

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Căn cứ luật thương mại năm 2005;
  • Căn cứ các văn bản khác có liên quan.

Hôm nay, vào hồi …h …, tại ………………. Hợp đồng này được kí kết bởi các bên, bao gồm:

Bên A

  • Nếu là cá nhân

Tên cá nhân: ……………….

CMND số: …………… Nơi cấp: ………. Ngày cấp: ………

Hộ khẩu thường trú: ………………….

Nơi ở hiện tại: ………………..

Điện thoại: …………………….. E- mail: …………………….

Mã số thuế: ………………………

Đại diện được ủy quyền: ………………………. Chức vụ: …………………

Văn bản ủy quyền (nếu có): ……………………..

  • Nếu là pháp nhân

Tên pháp nhân: ……………………

Trụ sở chính: …………………………

Điện thoại: ………………………. Fax: …………………. E – mail: ……………..

Mã số thuế: ……………………….

Đại diện được ủy quyền: ……………………….. Chức vụ: ………………

Văn bản ủy quyền (nếu có): …………………..

Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………… Đăng ký tại: …………. Ngày: ………..

Bên B (tương tự)

(Nếu chủ thể có yếu tố nước ngoài thì thêm các thông tin như số hộ chiếu, quốc tịch … Trường hợp có nhiều chủ thể cùng tham gia trong hợp đồng thì các bên ghi rõ, đầy đủ các thông tin như trên).

Các bên thỏa thuận đồng ý với nhau một số nội dung sau:

ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Trong đó Bên A sử dụng dịch vụ sử lý chất thại nguy hại do Bên B cung cấp đồng thời thanh toán cho Bên B một khoản tiền tương ứng.

ĐIỀU 2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

  1. Các bên thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm mà Bên A giao chất thải nguy hại cho Bên B là ngày …/ …/ …, tại ……………………và thời gian, địa điểm Bên B tiếp nhận chất thải nguy hại do Bên A giao là ngày …/ …/ …, tại ………………………

(Nếu hai thời điểm trùng nhau thì chỉ cần viết một mốc thời gian, địa điểm và việc giao nhận phải có chứng từ giao nhận)

  • Các bên thỏa thuận với nhau về phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại mà các Bên sẽ sử dụng để thực hiện việc chuyển giao chất thải nguy hại là …………………… (Số lượng phương tiện, loại phương tiện, người vận chuyển)
  • Các bên thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm Bên B thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại. Việc xử lý chất thải nguy hại sẽ được thực hiện theo đợt, thời gian, địa điểm từng đợt cụ thể như sau:

Đợt 1 từ ngày …/ …/ … đến ngày …/ …/ …, tại …………………………….

Đợt 2 từ ngày …/ …/ … đến ngày …/ …/ …, tại ………………………….

…..

  • Các bên thỏa thuận với nhau về yêu cầu xử lý chất thải nguy hại phải đúng quy trình, quy định và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
  • Các bên thỏa thuận với nhau về người thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động xử lý chất thải nguy hại do Bên B thực hiện.

ĐIỀU 3. THANH TOÁN HỢP ĐỒNG

  1. Sau khi Bên A nghiệm thu kết quả, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B theo mỗi đợt thực hiện xử lý chất thải nguy hại, cụ thể:

Đợt 1 giá …………

Đợt 2 giá ………

Trường hợp khối lượng chất thải nguy hại thực tế mà Bên A giao cho Bên B lớn hơn so với khối lượng mà hai Bên ghi trong chứng từ giao nhận thì Bên A sẽ thanh toán cho Bên B thêm phần chi phí phát sinh.

  • Thời gian, địa điểm mà Bên A thanh toán chi phí cho Bên B là ngày …/ … /… và tại ……………………………..
  • Hình thức thanh toán theo mỗi đợt sẽ được thực hiện theo hình thức thanh toán …………………… (trực hiếp hoặc gián tiếp)

Đồng tiền thanh toán là ……………………

Người nhận thanh toán ……………………

ĐIỀU 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

Bên A

  • Bên A có trách nhiệm giao đúng loại chất thải nguy hại được ghi rõ trong hợp đồng cho Bên B và các chứng từ có liên quan.
  • Bên A có trách nhiện thanh toán toàn bộ chi phí cho Bên B sau khi nghiệm thu kết quả và các chí phí phát sinh trong quá trình Bên B thực hiện xử lý chất thải nguy hại.

Bên B

  • Bên B có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hành nghề xử lý chất thải nguy hại.
  • Bên B có trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, phân loại, bảo quản, lữu trữ chất thải nguy hại sau khi Bên A giao.
  • Bên B có trách nhiệm thực hiện xử lý chất thải nguy hại đúng quy trình, kỹ thuật.
  • Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A các trường hợp phát sinh một cách chính xác nhất.

ĐIỀU 5. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Nếu phát sinh tranh chấp, hai bên cùng giải quyết bằng cách hòa giải, thương lượng.
  • Trường hợp các bên thương lượng giải quyết mà không được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài quốc tế để giải quyết. (ghi rõ tên và địa chỉ tòa án hoặc trọng tài giải quyết tranh chấp).

ĐIỀU 6. PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

  • Nếu một trong hai bên thực hiên không đúng các điều khoản được quy định rõ trong hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt ….% giá trị hợp đồng.
  • Nếu một trong hai bên thực hiện không đúng các điều khoản được quy định rõ trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên còn lại, bên thứ ba mà không phải trường hợp sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì sẽ phải chịu bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.
  • Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng dẫn tới hợp đồng không thể thực hiện được thì sẽ phại chịu phạt …% giá trị hợp đồng.
  • Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải do lỗi của bên còn lại thì sẽ phải chịu phạt …% giá trị hợp đồng.

ĐIỀU 7. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên kí kết hợp đồng, hợp đồng được lập thành 04 bản mỗi bên giữ 02 bản, các bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A
(ký và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(ký và đóng dấu)

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo