Mẫu hợp đồng tín dụng

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng( bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định( bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.

Đặc điểm

– Một bên trong hợp đồng là tổ chức tín dụng, bên còn lại là tổ chức, cá nhân.

– Hình thức giao kết bắt buộc phải bằng văn bản có quy định nội soil theo yêu cầu

– Tính rủi ro là cao vì hợp đồng có số tiền lớn

Nội soil của hợp đồng

– Các bên trong hợp đồng gồm bên vay và bên cho vay

– Khoản vay số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay.

– Hình thức bảo đảm tiền vay

– Vi phạm hợp đồng, cách xử lý khi vi phạm, các yếu tố vi phạm

– Hiệu lực hợp đồng bắt đầu và kết thúc

– Thỏa thuận hợp đồng khác nếu các bên có

= > Phải phù hợp với luật tổ chức tín dụng, quy chế cho vay và văn bản liên quan

Thỏa thuận khác

- Tổ chức tín dụng có thể quy định ra hạn thời hạn trả tiền thêm nhưng thời gian gia hạn do 2 bên thỏa thuận, lãi suất gia hạn do 2 bên thỏa, lãi suất không vượt quá 150 lãi suất hợp đồng đã ký kết.

- Điều chỉnh kỳ hạn khi trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng đến kỳ hạn trả không trả được, tổ chức tín dụng có thể xem xét để cho trả vào kỳ hạn sau. Nếu không được, tổ chức tín dụng có thể coi là chậm trả, coi là vi phạm hợp đồng.

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản

Ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay trên cơ sở điều kiện bảo đảm bằng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì vốn dĩ các tổ chức tín dụng không có khả năng và kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt. Do đó, nếu muốn an toàn trong cho vay, chỉ có thể trông chờ vào cái “ phao cứu sinh ” được coi là hiệu quả nhất, đó là yêu cầu khách hàng phải có sự bảo đảm bằng các tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả nợ vay khi đến hạn thanh toán đối với tổ chức tín dụng.

Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản có những đặc trưng pháp lý sau đây

- Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản, do bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng nên việc kiểm soát của bên nhận thế chấp đối với tài sản bảo đảm có phần khó khăn hơn. Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán nợ, bởi lẽ trên thực tế, các tài sản đem thế chấp cho một hoặc nhiều khoản vay tại tổ chức tín dụng vẫn nằm trong sự “ quản thủ ” của bên thế chấp hoặc của người thứ ba được chỉ định hay được phép quản lý tài sản thế chấp, trong suốt thời gian thế chấp.

Đôi khi, do các quy định khá “ thông thoáng ” của pháp luật về thế chấp tài sản nên bên thế chấp có thể yêu cầu tổ chức tín dụng cho phép được bán tài sản thế chấp hoặc cho thuê đối với người thứ ba ngay trong quá trình thế chấp. Chính sự đặc thù này khiến cho bên chủ nợ là tổ chức tín dụng phải có những giải pháp khác để hỗ trợ cho quá trình quản lý nợ vay và phòng tránh rủi ro tín dụng khi khách hàng vay không trả được nợ, trong khi tài sản thế chấp lại rất khó kiểm soát.

 

 

 

 

MGID

Thúc đẩy doanh số bán hàng cùng quảng cáo đa phương tiện MGID

Tăng nhận diện thương hiệu 88, tăng tương tác với khách hàng 70

NHẬN MẪU QUẢNG CÁO

- Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm nói chung và bảo đảm bằng thế chấp tài sản nói riêng, luôn tồn tại mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng thế chấp( hợp đồng bảo đảm tiền vay). Mối quan hệ này là khá phức tạp và do đó, đòi hỏi các bên phải có nhận thức đúng đắn để tự vệ và phòng ngừa các rủi ro tổn thất cho mình. Chẳng hạn, khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý đối với hợp đồng thế chấp là như thế nào và ngược lại? Thực tế cho thấy, trong mỗi trường hợp như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ có hệ quả khác nhau và do đó, mỗi bên đều phải nắm vững các quy định của pháp luật để tự bảo vệ lợi ích cho mình một cách hiệu quả, đúng pháp luật.

 

Các phân tích ở trên đã góp phần làm rõ đặc điểm pháp lý của hợp đồng đồng tín dụng.

 

  1. Phân loại cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng

a/ Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn

 

– Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến một năm. Hình thức này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong một thời hạn ngắn.

 

– Cho vay trung và dài hạn hình thức này khác cho vay ngắn hạn là với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Người đi vay sử dụng hình thức này để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại

 

 

b/ Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

 

– Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay( hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Pháp luật cũng cho các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng có bảo đảm bằng tài sản.

 

– Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Thông thường các bên chỉ giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.

hợp đồng tín dụng là gì

 

c/ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

 

– Cho vay kinh doanh là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Nếu bên vay vi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên cho vay có quyền áp dụng các chế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn

 

 

– Cho vay tiêu dùng bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục đích học tập

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo