Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát là tài liệu pháp lý giữa một nghệ sĩ và một đơn vị, nhằm đảm bảo cung cấp các tác phẩm âm nhạc độc quyền. Hợp đồng này định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên, bao gồm quyền sở hữu tác phẩm và các điều khoản thanh toán.

Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

1. Điều khoản quan trọng cần có trọng hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

Dưới đây là các điều khoản quan trọng cần có trong hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tác giả và bên sử dụng tác phẩm:

1. Các thông tin cơ bản:

  • Thông tin về các bên: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả và bên sử dụng tác phẩm.
  • Tác phẩm âm nhạc: Tên tác phẩm, thể loại nhạc, lời ca (nếu có), thời lượng tác phẩm.
  • Mục đích sử dụng tác phẩm: Xác định rõ mục đích sử dụng tác phẩm của bên sử dụng, ví dụ như: thu âm, sản xuất MV, biểu diễn trực tiếp, phát hành trên các nền tảng âm nhạc, v.v.
  • Phạm vi sử dụng tác phẩm: Xác định rõ phạm vi lãnh thổ, thời gian mà bên sử dụng được phép sử dụng tác phẩm.

2. Quyền tác giả:

  • Quyền nhân thân: Quyền được ghi nhận tên tác giả trên tác phẩm, quyền chỉnh sửa, cải biên tác phẩm, quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm.
  • Quyền tài sản: Quyền sao chép, phát hành, biểu diễn tác phẩm, quyền chuyển nhượng tác phẩm, quyền thu lợi nhuận từ tác phẩm.

3. Hình thức và mức thù lao:

  • Hình thức thanh toán: Xác định rõ hình thức thanh toán thù lao cho tác giả, ví dụ như: thanh toán một lần, thanh toán theo tỷ lệ doanh thu, v.v.
  • Mức thù lao: Xác định rõ mức thù lao cho tác giả, có thể là mức thù lao cố định hoặc tỷ lệ phần trăm doanh thu từ việc sử dụng tác phẩm.
  • Cách thức thanh toán: Xác định rõ cách thức thanh toán thù lao cho tác giả, thời gian thanh toán.

4. Trách nhiệm của các bên:

  • Trách nhiệm của tác giả: Cung cấp tác phẩm hoàn chỉnh cho bên sử dụng theo đúng thời hạn, cam kết tác phẩm là sáng tác độc lập của tác giả và không vi phạm quyền của bất kỳ ai khác.
  • Trách nhiệm của bên sử dụng tác phẩm: Thanh toán thù lao cho tác giả đầy đủ và đúng hạn, sử dụng tác phẩm đúng mục đích và phạm vi đã thỏa thuận, bảo vệ quyền tác giả của tác giả.

5. Các điều khoản khác:

  • Điều khoản giải quyết tranh chấp: Xác định rõ cách thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên khi có mâu thuẫn xảy ra.
  • Điều khoản bảo mật: Bảo mật thông tin của cả hai bên liên quan đến hợp đồng.
  • Điều khoản sửa đổi, bổ sung: Xác định rõ cách thức sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng.
  • Điều khoản hiệu lực: Xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

2. Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

…., ngày …..tháng….. năm …….

HỢP ĐỒNG THUÊ SÁNG TÁC BÀI HÁT

Số: …/HĐTSTBH

– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

– Căn cứ: Luật Thương mại số 36/2005/QH11;

– Căn cứ: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;

– Căn cứ: Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

– Căn cứ: Luật sửa đổi, bổ sung  một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12;

– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày …. tháng … năm 20… tại địa chỉ …………………………………….., chúng tôi bao gồm:

BÊN A :………………………………………………………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Email: ……………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:……………………………

Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:………………………….

Chức danh: ………………………………………………………………………….

BÊN B

Ông/ bà …………………………………………………………………………….

CMND/CCCD:……………………Nơi cấp:……………Ngày cấp:……………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Email:………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc:………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …./HĐTST với những nội dung sau đây:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Hai bên thỏa thuận về việc bên A sẽ thuê bên B  sáng tác bài hát theo yêu cầu của bên A như sau:

Tên bài hát:……………………………………………………………..

Nội dung chính: …………………………………………………………

Mục đích tác phẩm: Công bố ra thị trường  âm nhạc nhạc, sản xuất MV ca  nhạc,…………

Ca sĩ thể hiện:……………………………………………………………..

…………………………………………….

Điều 2: Thời hạn thực hiện hợp đồng

  1. Hợp đồng có thời hạn:….. tháng
  2. Ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng: Ngày…. tháng….năm….

    Ngày kết thúc thực hiện hợp đồng: Ngày….tháng….năm…..

Điều 3: Yêu cầu về tác phẩm:

  1. Nội dung bài bát
  2. Ngôn từ bài hát
  3. Thể loại nhạc
  4. Tiết tấu và nhịp điệu
  5. Giai điệu cơ bản
  6. ……………………………………………….

Điều 4: Thỏa thuận về quyền tác giả

Bên A là chủ sử hữu cửa tác phẩm,  chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

 Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– Sao chép tác phẩm;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Bên B có quyền đặt tên cho tác phẩm và đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng ( Khoản 1,2 Điều 19 Luật SHTT)

Điều 5: Chuyển giao tác phẩm

Bên B có trách nhiệm chuyển giao tác phẩm cho Bên A trước ngày… tháng… năm…. tại địa điểm…………………………………………………………….

Nếu có sự tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm hoặc Bên B chuyển giao tác phẩm không đúng thời hạn thì Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho Bên A, Bên A có thể chấm dứt Hợp đồng.

Điều 6: Tiền công và phương thức thanh toán    

  1. Tiền công  sáng tác                                 

Đơn giá chưa bao gồm VAT 10% là:………………………………….VNĐ

Tổng giá trị hợp đồng bao gồm thuế VAT (10%) là: …………………………….VNĐ

  1. Thời hạn thanh toán

Bên B sẽ thanh toán 1 lần  trong vòng 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết.  Trong trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ thời hạn thanh toán, bên B phải bồi thường thời hạn chậm thanh toán cho bên A, tính từ ngày bên A gửi thông báo chính thức bằng văn bản hoặc fax cho bên B yêu cầu thanh toán cho đến ngày bên B thực hiện việc thanh toán theo công thức sau:

( Giá trị chậm thanh toán) x (Số ngày chậm thanh toán) x (Lãi xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm xảy ra vi phạm).

  1. Phương thức thanh toán

Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản về tài khoản của bên B theo địa chỉ

Tên tài khoản  : ……………………………………………….

Số tài khoản :…………………………………………………

Ngân hàng       :………………………………………………….

Chi nhánh    :…………………………………………………..

  1. Phí chuyển khoản qua Ngân hàng do bên B thanh toán.

Điều 7: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

  1. Yêu cầu bên B thực hiện thanh toán theo quy định tại Điều 4 hợp đồng này.
  2. Được quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) khi bên B vi phạm các điều khoản tại hợp đồng này, và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  3. Đảm bảo về tính hợp pháp về quyền sử dụng các tác phẩm cho bên B.  Trong trường hợp có khiếu kiện thì bên A phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho bên B.
  4. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến việc trả tiền nhuận bút sử dụng  tác phẩm âm nhạc âm nhạc nhạc cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được sử dụng  trong hợp đồng này.
  5. Cấp giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả cho bên B.
  6. Xuất hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ tài chính cho bên B.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

  1. Được sử dụng các tác phẩm như nêu tại Điều 1, Điều 2 hợp đồng này.
  2. Nêu tên tác giả (hoặc bút danh) của tác giả  nhạc và tác giả lời khi sử dụng tác phẩm.
  3. Đảm bảo sự toàn vẹn của các tác phẩm, không được sửa đổi phần lời và phần  nhạc của tác phẩm mà việc sửa đổi đó làm ảnh hưởng đến các quyền nhân thân của tác giả.
  4. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo qui định của hợp đồng.
  5. Không được chuyển giao các tác phẩm đó cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
  6. Thực hiện việc kê khai danh mục tác phẩm sử dụng 6 tháng một lần theo biểu mẫu do bên A cấp.
  7. Bồi thường thiệt hại từ việc vi phạm hợp đồng cho bên A (nếu có).

Điều 9: Vi phạm về quyền tác giả

Bên B không được thực hiện những hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Những hành vi sau đây được coi là vi phạm về quyền tác giả:

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,  nghệ thuật, khoa học.
  2. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
  3. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh
  4. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  5. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  6. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  8. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Bên A có thể hủy hợp đồng nếu bên B vi phạm quyền tác giả được quy định nêu trên

Bên B bồi thường số tiền là……………………..VNĐ khi vi phạm quyền tác giả tại hợp đồng này.

Điều 10: Sửa đổi

Mọi sửa đổi, bổ sung liên quan đến Hợp Đồng này đều phải được lập bằng văn bản dựa trên sự thỏa thuận và được ký bởi Bên A và Bên B.

Điều 11: Chấm dứt hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể chấm dứt  trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do bất khả kháng;

– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Một bên chấm dứt tồn tại ( Bên A chấm dứt hoạt động, phá sản,….; Bên B mất tích, chết)

– Theo quy định của pháp luật.

  1. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
  2. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
  3. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
  4. Bất kể Hợp đồng chấm dứt  trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí  Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
  5. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện  trong vòng …………… ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng

Điều 12:  Sự kiện bất khả kháng

  1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận  trong vòng …..tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
  2. Hai bên thỏa thuận về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng

– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,

– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất

– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra

-…

Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên

  1. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng  trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
  2. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc  trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 13: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

  1. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu  trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.
  2. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng  như sau:

Vi phạm lần 1 với số tiền là …………….. VNĐ

Vi phạm lần 2 với số tiền là ……………… VNĐ

  1. Nếu một bên vi phạm hơn …. lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn … nghĩa vụ được quy định  trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
  2. Nếu  trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực  tiếp gây hậu quả.

Điều 14: Giải quyết tranh chấp

  1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …. lần  trong vòng …..tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một  trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
  2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Điều 15: Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.

2. Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.

Điều 16: Điều khoản cuối cùng

  1. Hợp đồng này được ký kết tại …………………………………………………………….., vào ngày …. tháng … năm ….. 
  2. Hợp đồng được lập  thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …. tháng … năm ….. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

……………., ngày …tháng … năm …..

                        Bên A                                                                           Bên B

            ( Đại diện bên A ký tên )                                                             (Ký tên)

3. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát

Để đảm bảo hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát được lập hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên tác giả và bên sử dụng tác phẩm, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

1. Xác định rõ các bên liên quan:

  • Tác giả: Là cá nhân hoặc tổ chức sáng tác ra tác phẩm âm nhạc.
  • Bên sử dụng tác phẩm: Là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng tác phẩm âm nhạc cho mục đích cụ thể nào đó.

2. Xác định rõ nội dung tác phẩm:

  • Tên tác phẩm
  • Thể loại nhạc
  • Lời ca (nếu có)
  • Thời lượng tác phẩm

3. Xác định rõ mục đích và phạm vi sử dụng tác phẩm:

  • Mục đích sử dụng: Thu âm, sản xuất MV, biểu diễn trực tiếp, phát hành trên các nền tảng âm nhạc, v.v.
  • Phạm vi sử dụng: Lãnh thổ, thời gian

4. Quyền tác giả:

  • Quyền nhân thân: Quyền được ghi nhận tên tác giả, quyền chỉnh sửa, cải biên tác phẩm, quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm.
  • Quyền tài sản: Quyền sao chép, phát hành, biểu diễn tác phẩm, quyền chuyển nhượng tác phẩm, quyền thu lợi nhuận từ tác phẩm.

5. Hình thức và mức thù lao:

  • Hình thức thanh toán: Thanh toán một lần, thanh toán theo tỷ lệ doanh thu, v.v.
  • Mức thù lao: Mức thù lao cố định hoặc tỷ lệ phần trăm doanh thu
  • Cách thức thanh toán: Thời gian thanh toán

6. Trách nhiệm của các bên:

  • Trách nhiệm của tác giả: Cung cấp tác phẩm hoàn chỉnh, cam kết tác phẩm là sáng tác độc lập
  • Trách nhiệm của bên sử dụng tác phẩm: Thanh toán thù lao đầy đủ, sử dụng tác phẩm đúng mục đích, bảo vệ quyền tác giả

7. Các điều khoản khác:

  • Điều khoản giải quyết tranh chấp
  • Điều khoản bảo mật
  • Điều khoản sửa đổi, bổ sung
  • Điều khoản hiệu lực

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng sáng tác nhạc, sáng tác bài hát. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo