Để có thể đưa những bồn chứa khí đốt hóa lỏng vào sử dụng thì cần phải có sự hiểu biết nhất định về loại khí gas này cũng như thiết lập hợp đồng liên quan đến việc mua bán. Nhận biết được nhu cầu đó, bài viết này sẽ cung cấp Mẫu hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng - Biểu mẫu, để bạn có thể tham khảo.
1. Hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng là gì?
Hiện nay, không có khái niệm hay bất kỳ định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán khí đốt hoá lỏng. Tuy nhiên, xét về bản chất chung của các loại hợp đồng thì có thể nói Hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng (LNG) là một thỏa thuận ràng buộc giữa hai bên, bên bán và bên mua, về việc mua bán khí đốt hóa lỏng.
Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, văn bản hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
2. Mẫu hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng - Biểu mẫu
Hợp đồng mua bán khí đốt hoá lỏng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……,ngày …..tháng……năm…….
HỢP ĐỒNG MUA BÁN KHÍ ĐỐT
Số:……./HĐMBKĐ
- Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24 tháng 1 năm 2015;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên
Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:
Bên A: Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ A
Trụ sở :
Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….
Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….
Mã số thuế: ………………………………………………………………
Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C
Chức vụ: Chủ tịch công ty
Số tài khoản:……………………………………………………………………………..
Ngân hàng:…………………………………………………………………………………
Bên B: Công ty TNHH B
Trụ sở:
Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….
Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….
Đại diện: Nguyễn Văn Giang
Chức vụ : Giám đốc công ty
Số tài khoản:……………………………………………………………………………..
Ngân hàng:…………………………………………………………………………………
Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
Bên A cung cấp cho bên B khí đốt hóa lỏng (LPG) để phục vụ nhu cầu làm nhiên liệu chất đốt của bên B.
Điều 2. Đối tượng Hợp đồng
Bên A đồng ý bán số lượng khí hóa lỏng được liệt kê trong Bảng sau:
STT |
Tên mặt hàng |
Chủng loại |
Chất lượng |
Giá |
Số lượng |
Tổng |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
Điều 3. Chất lượng hàng hóa
Chất lượng hàng hóa thực phẩm phải đúng theo quy định của nhà nước và thỏa thuận của các bên.
Điều 4. Tiêu chuẩn về vận chuyển hàng hóa
-Dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484:1999 về khí đốt hoá lỏng (LPG) – xe bồn vận chuyển – yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Điều 5. Thời gian, địa điểm và phương thức giao hàng
- Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
Số thứ tự |
Tên hàng |
Đơn vị |
Số lượng |
Giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
||||||
2 |
||||||
VAT 10% |
|
|
||||
Tổng tiền |
|
|
(tính bằng tiền Việt Nam đồng)
- Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …………………………chịu.
Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ………………………………………..)
- Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên B không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên B đến mà bên A không có hàng giao thì bên A phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
- Khi nhận hàng, bên B có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
- Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên B sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (…………………….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
- Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
– Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
– Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
– Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6. Phương thức thanh toán
–Bên B sẽ thanh toán đầy đủ số tiền cho bên A sau khi đã nhận đầy đủ hàng.
-Phương thức thanh toán : Bên A sẽ chuyển khoản cho bên B theo thông tin mà bên A đã cung cấp.
Điều 7. Trách nhiệm của các bên
1.Bên A không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên B đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên B, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
- Bên A phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên A vi phạm hợp đồng.
- Bên B có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.
Điều 8: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
- Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên B trong thời gian là …………… tháng.
- Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: Ngưng thanh toán tiền mua hàng
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
- Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
- Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự không phù hợp đó;
- Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
- Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.
Điều 8: Bất khả kháng và giải quyết tranh chấp
- Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, một trong các Bên vẫn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này; gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện khác tương tự.
- Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm chễ, thông báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
- Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội dung của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Phán quyết của tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu toàn bộ các chi phí giải quyết tranh chấp.
Điều 9: Điều khoản chung
1 . Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B đã nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.
- Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi sự bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
- Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này không thể bị hủy bỏ nếu không có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên quan tới phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
- Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Kí tên A |
Kí tên B |
3. Những thông tin cần có trong mẫu hợp đồng mua bán khí đốt hoá lỏng là gì?
Mẫu hợp đồng mua bán LNG cần có đầy đủ các thông tin cơ bản để đảm bảo tính hợp pháp và ràng buộc cho hợp đồng. Các thông tin cần thiết bao gồm:
- Thông tin về bên mua và bên bán: Tên, địa chỉ, mã số thuế, đại diện pháp lý, v.v.
- Số lượng LNG: Khối lượng LNG cụ thể được mua bán trong hợp đồng.
- Giá LNG: Giá bán của LNG, được xác định theo một công thức hoặc phương pháp định giá cụ thể.
- Điều khoản thanh toán: Cách thức thanh toán cho LNG, bao gồm thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
-
Điều khoản giao hàng: Nơi giao hàng và thời gian giao hàng.
- Điều khoản trách nhiệm: Các quy định về trách nhiệm của hai bên trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng hoặc tranh chấp.
- Điều khoản bảo mật: Các quy định về bảo mật thông tin liên quan đến hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Ngoài ra, các bên phải kiểm tra thông tin thật kỹ và có thêm những thoả thuận phù hợp vào hợp đồng.
4. Câu hỏi thường gặp
Mẫu hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng (LNG) là một văn bản pháp lý quan trọng?
Có. Mẫu hợp đồng mua bán LNG là văn bản pháp lý quan trọng, quy định các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch mua bán LNG. Hợp đồng này giúp đảm bảo việc giao dịch diễn ra an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Mẫu hợp đồng mua bán LNG có bắt buộc phải được công chứng không?
Không. Mẫu hợp đồng mua bán LNG không bắt buộc phải được công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng sẽ giúp tăng tính hợp pháp và ràng buộc cho hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp nếu có.
Mẫu hợp đồng mua bán LNG có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của các bên?
Có. Mẫu hợp đồng mua bán LNG có thể được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của các bên. Các bên có thể bổ sung các điều khoản mới hoặc sửa đổi các điều khoản có sẵn trong hợp đồng để phù hợp với tình hình thực tế của giao dịch.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng mua bán khí đốt hóa lỏng - Biểu mẫu. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận