Hiện nay, khi LPG được ứng dụng khá nhiều và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Do đó, có nhiều doanh nghiệp muốn kinh doanh để kiếm thu nhập, tuy nhiên thì việc kinh doanh loại khí này cần phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về Điều kiện cửa hàng phân phối khí LPG tại Việt Nam.
1. Điều kiện cửa hàng phân phối khí LPG tại Việt Nam
Theo Điều 10 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
-
Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
-
Có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân.
-
Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hoá Điều luật trên như sau:
Điều kiện chung:
-
An Toàn Phòng Cháy và Chữa Cháy: Cửa hàng phải đảm bảo có các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho cửa hàng và khách hàng.
-
Giấy Phép Kinh Doanh: Cửa hàng cần có giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
-
Hợp Đồng Mua Bán Khí LPG: Cửa hàng phải ký hợp đồng mua bán khí LPG với nhà cung cấp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí còn hiệu lực.
Điều kiện cụ thể:
Đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai: Diện tích tối thiểu 15m²; Khu vực riêng để chứa chai LPG đảm bảo an toàn; Trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy đầy đủ; Nhân viên bán hàng được đào tạo về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với đại lý kinh doanh LPG: Diện tích tối thiểu 50m²; Kho chứa LPG đảm bảo an toàn; Trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy đầy đủ; Nhân viên đại lý được đào tạo về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng gas
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2017/NĐ-CP).
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao y) tương ứng theo loại hình thực tế mà bạn đăng ký:
-
Giấy phép đăng ký doanh nghiệp
-
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cơ bản của chủ cửa hàng và người trực tiếp bán hàng.
- Bản vẽ mặt bằng, sơ đồ bố trí cửa hàng bán lẻ LPG chai (theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 87/2017/NĐ-CP).
-
Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, hợp đồng thuê nhà,...).
-
Giấy cam kết thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ cửa hàng.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
-
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi cửa hàng gas đặt trụ sở chính.
-
Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương.
Bước 3: Sở Công Thương thẩm định hồ sơ:
-
Thời gian thẩm định hồ sơ: 10 ngày làm việc.
-
Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas cho cửa hàng.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng gas
3.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh cửa hàng gas
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải chuẩn bị
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp kinh doanh gas tuỳ vào loại hình.
-
Tờ dự thảo điều lệ doanh nghiệp
-
Danh sách liệt kê các cổ đông hoặc thành viên sáng lập.
-
Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật.
-
Và các giấy tờ khác có liên quan tuỳ theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Hồ sơ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố – nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị
Cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
-
Văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.
-
Bản sao chứng thực hợp lệ giấy tờ chứng minh cá nhân của chủ hộ kinh doanh.
-
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.
-
Nếu có nhiều thành viên góp vốn thì cần thêm một số giấy tờ khác.
3.2 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng gas
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh gas
Sau khi soạn thảo đầy đủ hồ sơ nêu trên, thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Công thương. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ
Trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ. Nếu đủ điều kiện, cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hoá lỏng cho thương nhân. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận, cơ quan này sẽ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nộp lệ phí thẩm định
Khi nộp hồ sơ, chủ cơ sở kinh doanh phải nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Lệ phí cụ thể tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Quy định về an toàn khi mở cửa hàng phân phối khí LPG tại Việt Nam
Quy định an toàn chung khi kinh doanh gas
-
Đảm bảo nghiêm ngặt về an toàn lao động;
-
Xây dựng chương trình quản lý an toàn kinh doanh;
-
Đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy;
-
Kiểm định/hiệu chỉnh các phương tiện/thiết bị đo lường theo quy định pháp luật;
-
Lập báo cáo đánh giá rủi ro cùng kế hoạch ứng cứu trong tình huống khẩn cấp để trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền;
-
Hàng năm phải thực hiện diễn tập các phương án ứng cứu khẩn cấp đã được cơ quan chức năng phê duyệt;
-
Đảm bảo có đủ quy trình vận hành, quy định về an toàn và quy trình xử lý sự cố được phê duyệt bởi chủ cơ sở;
-
Huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động cho các cấp quản lý và người lao động khi tham gia làm việc tại cơ sở.
Cụ thể tại Điều 53 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về an toàn đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như sau:
“1. Cửa hàng phải có diện tích tối thiểu là 12 m2.
-
Cửa hàng phải cách ly với các nguồn gây cháy ít nhất 03 m về phía không có tường chịu lửa; nếu có tường chịu lửa thì không yêu cầu khoảng cách giữa nguồn gây cháy và cửa hàng. Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa của cửa hàng tối thiểu bậc II. Thiết bị điện của cửa hàng phải là loại phòng nổ, cách chai LPG tối thiểu 1,5 m.
-
Chỉ được phép trưng bày trên giá quảng cáo những chai không chứa LPG.
-
Nơi chứa chai LPG phải bảo đảm thông thoáng. Không được bố trí trong phòng kín, hầm kín, không được cất giữ chai LPG ở khu vực cửa ra vào, lối đi công cộng. Trường hợp có kho chứa LPG chai, kho phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 lối thoát dự phòng có cửa mở ra phía ngoài.
-
Không được tiến hành sửa chữa chai, nạp LPG tại cửa hàng.”
5. Câu hỏi thường gặp
Hiệu lực của giấy phép kinh doanh gas là bao lâu?
Hiệu lực sử dụng của giấy chứng nhận kinh doanh gas kéo dài trong vòng 10 năm, kể từ thời điểm cấp giấy phép.
Có mấy cách nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mở cửa hàng kinh doanh gas?
Bạn có thể gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh gas cho cơ quan chức năng có thẩm quyền theo 1 trong 3 hình thức, gồm: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử.
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh gas có lâu không?
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh ở cả 2 hình thức đại lý gas và cửa hàng bán gas nhỏ lẻ là 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu từ chối cấp giấy phép sẽ có thông báo nêu rõ ràng lý do bằng văn bản.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Điều kiện cửa hàng phân phối khí LPG tại Việt Nam. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận