Hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận giữa các bên: Giữa hai công ty hoặc hai cá nhân, cũng có thể giữa cá nhân với công ty nhằm khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên và cùng thỏa thuận phân chia lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn ACC mời bạn tham khảo thêm bài viết Hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Luật Đầu tư 2014 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư (có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài), hợp tác giữa các nhà đầu tư để cùng thực hiện một hoạt động kinh tế nhằm phân chia lợi nhuận hay sản phẩm.
Việc kinh doanh phải dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới. Đây cũng chính là ưu điểm của hình thức đầu tư này.
Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia…Tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Về mặt kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC đã chia hợp đồng hợp tác kinh doanh thành 3 loại:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế.
2. Các loại hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh
* Theo số lượng các bên tham gia
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 bên
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 3 bên
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân với cá nhân
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
* Theo mục đích hợp tác kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác đầu tư
- Hợp đồng hợp tác góp vốn
- Hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ
- Hợp đồng hợp tác cho thuê
- Hợp đồng hợp tác khoa học
- Hợp đồng hợp tác liên danh
- Hợp đồng hợp tác liên kết đào tạo
- Hợp đồng hợp tác liên doanh
- Hợp đồng hợp tác nghiên cứu
- Hợp đồng hợp tác gia công
- Hợp đồng hợp tác sản xuấtHợp đồng hợp tác thi công
3. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***********
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Số:............/HĐHTKD
......., ngày.... tháng ......năm .......
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
- Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.
- Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.
Chúng tôi gồm có:
Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
1.1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh
Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh………………………………………..
1.2. Phạm vi hợp tác kinh doanh
Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận trong phạm vi sau:
+ Phạm vi hợp tác của Bên A: Bên A chịu trách nhiệm:
- Quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh;
- Tuyển dụng nhân viên phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác.
+ Phạm vi hợp tác của Bên B: Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:
- Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;
- Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác.
Điều 2. Thời hạn của hợp đồng
Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….
Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….
Bên B góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………...
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau:
Bên A được hưởng …. %,
Bên B được hưởng …..%.
Lợi nhuận được phân chia là phần lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả chi phí và hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Lợi nhuận được các bên chia vào ngày …………………
3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ chia tỷ lệ như tỷ lệ góp vốn để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
5.1. Thành viên ban điều hành
Hai bên sẽ thành lập một ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người. Cụ thể, ban điều hành gồm những người có tên sau:
- Đại diện của Bên A là:
Ông ……………………………………………
Ông…………………………………………….
- Đại diện của Bên B là:
Ông ……………………………………………
Bà ……………………………………………
5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành
Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này, mọi quyết định của ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất 03 thành viên đồng ý;
Việc biểu quyết phải được lập thành biên bản chữ ký xác nhận của các thành viên trong ban điều hành.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
6.1. Quyền của Bên A
………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
6.2. Nghĩa vụ của Bên A
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B
7.1. Quyền của Bên B
………………………………………………….....…………………………………
………………………………………………………………………………………
7.2. Nghĩa vụ của Bên B
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..............……
Điều 8. Điều khoản chung
- Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 08% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 07 ngày kể từ ngày có khó khăn trở ngại;
- Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;
- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của Hợp đồng;
- Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải. Nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng
9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý Hợp đồng.
9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Trên đây là toàn bộ nội dung về Hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận