Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn biện pháp giải thể để chấm dứt hoạt động kinh doanh vì không đủ khả năng tồn tại trong thị trường doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Pháp luật hiện hành quy định thủ tục thành lập khác đơn giản trong khi đó thủ tục giải thể lại tương đối phức tạp bởi được quy định rải rác tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: đăng ký doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm, công an,…; và để thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp và với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Vậy Mẫu giấy ủy quyền giải thể doanh nghiệp cập nhật mới nhất như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Khi nào công ty sử dụng Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?
Hiện nay, Giấy ủy quyền không được quy định trong các văn bản pháp luật. Trong Bộ luật Dân sự 2015 chỉ ghi nhận hợp đồng ủy quyền.
Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Giấy ủy quyền dù không được nhắc tới trong luật nhưng lại được sử dụng vô cùng phổ biến trong thực tế. Giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.
Nếu như hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng nên nó phải là sự thống nhất ý chí giữa 02 bên thì Giấy ủy quyền thường được lập đơn phương bởi bên ủy quyền.
Trong công ty, Giấy ủy quyền được sử dụng khi “sếp” ủy quyền cho nhân viên thực hiện một công việc hay giao dịch nào đó. Tuy nhiên, bên được ủy quyền có thể thực hiện hay không thực hiện công việc ấy. Đây là điểm khác với hợp đồng ủy quyền, đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, và vì thế có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Thời hạn ủy quyền trong Giấy ủy quyền thường được người ủy quyền tự định đoạt, là thời gian người đó cho là hợp lý để người nhận ủy quyền thực hiện vừa đủ công việc được ủy quyền. Còn trong hợp đồng ủy quyền, thời hạn này phải được 02 bên ngồi lại với nhau, thống nhất để đưa ra một mốc thời gian hợp lý cho cả 02 bên. Nếu 02 bên không thỏa thuận, hợp đồng ủy quyền có giá trị trong vòng 01 năm.
Từ những đặc điểm trên, Giấy ủy quyền công ty thường được lập để ủy quyền cho nhân viên thực hiện các công việc đơn giản, không thật sự quan trọng, người được ủy quyền có thể chủ động thực hiện hoặc không.
Còn các công việc quan trọng, các giao dịch có giá trị lớn thì không nên sử dụng Giấy ủy quyền bởi sự ràng buộc pháp lý là không cao.
2. Mẫu giấy ủy quyền giải thể doanh nghiệp mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—-oo0oo—-
GIẤY ỦY QUYỀN
Bên ủy quyền (Bên A):
Ông (Bà): ………………………….. Chức danh: …………………………….
Là người đại diện theo pháp luật của …………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế: …………………. Cấp ngày: ………………… Nơi cấp: …………………………………
Bên được ủy quyền (Bên B):
Ông (Bà):………………………… Ngày sinh: ………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (hoặc hộ chiếu) số: ……………………………………………
Cấp ngày:………………………… Nơi cấp: ……………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỦY QUYỀN Bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các công việc sau đây:
- Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải thể doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Bên B có thể ủy quyền lại, thuê hoặc nhờ đơn vị khác, đơn vị Bưu điện thực hiện việc nộp và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN Từ ngày ký đến khi hoàn tất công việc.
ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
- Bên B thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên A về kết quả thực hiện công việc.
- Việc giao kết hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Giấy ủy quyền này.
ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
- Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Giấy ủy quyền này.
- Hai bên đã tự đọc Giấy ủy quyền, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Giấy ủy quyền và ký vào Giấy ủy quyền này.
- Thù lao ủy quyền : ủy quyền này không có thù lao.
- Giấy này có hiệu lực từ ngày hai bên ký./.
………….., ngày…… tháng…….năm………
Bên ủy quyền (ký, ghi rõ họ tên)……………………… |
Bên được ủy quyền (ký, ghi rõ họ tên)………………………. |
Trên đây là Mẫu giấy ủy quyền giải thể doanh nghiệp cập nhật mới nhất mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận