Mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn không phải cụm từ xa lạ đối với nhiều bạn đọc. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc “mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn là gì”. Do đó, trong bài viết này, ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết về “mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn theo quy định pháp luật hiện hành” như sau:
1. Mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn là gì
Đối với câu hỏi “mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn là gì”, ACC xin được giải đáp như sau:
Mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn là mẫu văn bản do đại hội công đoàn các cấp phát hành và gửi đến thành viên công đoàn các cấp để triệu tập họ tham dự đại hội công đoàn các cấp định kỳ hoặc đột xuất để thảo luận, thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ tới; Tham gia xây dựng văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên; Bầu ban chấp hành công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên; Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc).
2. Mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn theo quy định pháp luật
Sau khi tìm hiểu về “mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn là gì”, ACC xin giới thiệu về mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn theo quy định như sau:
3. Trả lời câu hỏi liên quan đến mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn
3.1. Đại hội công đoàn các cấp là gì
Đại hội công đoàn các cấp là hội nghị lớn của tổ chức công đoàn để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng, được tổ chức định kỳ theo nguyên tắc, thể lệ riêng, có tính nghi lễ và trọng thể cao, theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công đoàn, là dịp sinh hoạt chính trị rộng rãi của cán bộ, đoàn viên công đoàn nhằm xem xét, thảo luận, đánh giá hoạt động của công đoàn trong nhiệm kỳ đã qua, từ đó định ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tiếp theo; bầu ban chấp hành công đoàn và đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên. Đồng thời, thống nhất ý chí, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ mà đại hội đề ra.
3.2. Mục đích, yêu cầu của đại hội công đoàn các cấp
Đại hội công đoàn các cấp là dịp tổ chức cho đoàn viên tham gia thảo luận, đánh giá tình hình hoạt động của công đoàn; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn, nghị quyết đại hội công đoàn cấp trên trong thời gian qua và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cho thời gian tới.
Thông qua đại hội công đoàn các cấp, tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, tiếp thu những kinh nghiệm, phương thức, cách thức tổ chức và hoạt động hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đoàn viên nhằm đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tập hợp rộng rãi cán bộ, công chức, viên chức, lao động vào tổ chức công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Lựa chọn, bầu vào ban chấp hành công đoàn những đoàn viên có tâm huyết, nhiệt tình, thực sự đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của đoàn viên và người lao động; có khả năng tổ chức thực hiện tốt các chức năng của công đoàn cơ sở, đặc biệt là chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và lao động.
3.3.Nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp
Điều 10, Khoản 1, Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI quy định nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp như sau:
- Thảo luận, thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ tới.
- Tham gia xây dựng văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
- Bầu ban chấp hành công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc).
3.4.Nhiệm kỳ của đại hội công đoàn các cấp
Điều 10, khoản 2, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XI) và Mục 8.1, điểm a, Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI quy định nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp như sau:
Đại hội công đoàn cơ sở: 5 năm 1 lần. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận tính theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở.
Những trường hợp sau đây, nếu có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần, gồm:
- Công đoàn cơ sở có dưới 10 đoàn viên.
- Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng năm có tỷ lệ thay đổi trong danh sách đoàn viên từ 20% trở lên hoặc trong nhiệm kỳ thay đổi ủy viên ban chấp hành từ 50% trở lên. -
Tổ công đoàn 5 năm tổ chức 2 lần hội nghị toàn thể để bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn và đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở quyết định công nhận kết quả bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Trường hợp đặc biệt, nếu được công đoàn cấp trên đồng ý, đại hội công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm và không quá 6 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 2 lần.
4. Kết luận về mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn. Tất cả ý kiến tư vấn trên của chúng tôi mẫu giấy triệu tập đại hội công đoàn đều dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi pháp lý nào thì vui lòng liên hệ đến ACC Group để được tư vấn, giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận