1. Hồ sơ xin cấp mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Để được nhà nước cấp giấy phép theo mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của nhà nước, thì cần phải đáp ứng được đầy đủ hồ sơ, tài liệu. Theo đó thành phần hồ sơ được quy định tại điều 17 nghị định 42/2020/NĐ-CP.
- Hồ sơ đề nghị cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
- Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm theo quy định của nhà nước.
- Hồ sơ cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu;
- Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển;
- Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
- Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Hồ sơ cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
- Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Như vậy sau khi soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét để cấp giấy theo mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng hàng hóa nguy hiểm tương ứng.
2. Thủ tục xin cấp mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Tùy vào loại hàng hóa nguy hiểm mà sẽ chuẩn bị hồ sơ khác nhau, theo bộ hồ sơ ACC đã đề cập ở trên. Trường hợp gặp khó khăn trong việc chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ có thể liên hệ trực tiếp tới công ty chúng tôi.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
- Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
Bước 3: Nhận kết quả theo mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép theo mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
3. Thẩm quyền cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Căn cứ Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
- Bộ Công an cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
- Cơ quan cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
- Việc cấp mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
4. Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hiện nay được nhà nước ban hành kèm theo thông tư số 09/2016/TT-BKHCN, cụ thể như sau.
5. Các câu hỏi thường gặp đối với mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm?
5.1 Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được ban hành kèm theo văn bản pháp luật nào?
Hiện nay mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được ban hành kèm theo thông tư số 09/2016/TT-BKHCN.
5.2 Có cần phải xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không?
Đây là một trong những điều kiện bắt buộc đối với những người vận chuyển các loại hàng hóa trong danh mục nguy hiểm của nhà nước. Do vậy nếu như không có giấy phép sẽ bị xử lý theo quy định của nhà nước.
5.3 Hàng nguy hiểm được hiểu là gì?
Theo nghị định 42/2020/NĐ-CP, 2. Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) được hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
5.4 ACC có cấp mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không?
ACC là công ty luật chuyên nghiệp, chuyên cấp các loại mẫu giấy phép cho khách hàng tham khảo, trong đó có cả mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những thủ tục tương đối phức tạp, trong quá trình tìm hiểu ắt hẳn sẽ có nhiều khó khăn. Để có thể giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận