Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu nhập và xuất khẩu hàng hóa cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Để có thể nhập hoặc xuất khẩu hàng hóa thông qua đường biển thì thuyền trưởng phải có các giấy tờ, hồ sơ theo quy định để trình cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. Và giấy phép rời cảng là một trong những loại giấy phép cần có theo yêu cầu trên. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Mẫu Giấy Phép Rời Cảng [Chi Tiết 2023]
1. Giấy phép rời cảng là gì?
Về định nghĩa, đây là loại giấy phép được ban hành để cho phép tàu biển được khởi hành ra khỏi cảng biển. Theo quy định, cảng vụ hàng hải sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nêu trên.
Nội dung của văn bản này sẽ gồm:
-
Thông tin của tàu biển như tên gọi, quốc tịch, số hiệu tàu, dung tích
-
Tên của thuyền trưởng và số lượng thành viên trên tàu (bao gồm cả thuyền viên và hành khách)
-
Số lượng hàng hóa
-
Thời gian tàu biển rời cảng và cập cảng
-
Chức danh và chữ ký của người đã cấp giấy phép
Các thông tin về nội dung nêu trên phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và số lượng mới có thể được phép xuất cảng. Bộ phận hải quan sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra về mặt nội dung thông tin cũng như số lượng hàng hóa để xác thực độ chính xác của hồ sơ.
Trường hợp thông tin trên giấy phép khác với thông tin mà bộ phận hải quan kiểm tra thì chắc chắn tàu biển sẽ không được phép rời cảng và bị giữ lại.
Việc tàu biển bị giữ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến thời gian, công sức của mọi người trên tàu mà còn gây tốn nhiều chi phí và chất lượng của hàng hóa cần vận chuyển.
2. Mẫu giấy phép rời cảng
Mẫu Giấy Phép Rời Cảng [Chi Tiết 2023]
3. Thủ tục thực hiện làm Giấy phép rời cảng
3.1 Trình tự thực hiện
- Cảng vụ ĐTNĐ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài
3.2 Cách thức thực hiện
3.3 Thành phần số lượng hồ sơ
Số lượng: 01 bản
3.4 Thời hạn giải quyết
30 phút
3.5 Đối tượng thực hiện
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã
3.6 Cơ quan thực hiện
Cảng vụ Đường thủy nội địa
4. Phí, lệ phí thực hiện thủ tục rời cảng nội địa
Người làm thủ tục rời cảng, bên thủy nội địa nộp phí và lệ phí như sau:
Phí trọng tải: Lượt ra (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
Lệ phí ra cảng nội địa:
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn là: 5000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 51 tấn đến 200 tấn; chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế là: 10.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn; chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế là: 20.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 501 tấn trở lên; chở khách từ 101 ghế trở lên là: 30.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 1.001 tấn đến 1.500 tấn là: 40.000 đồng/chuyến
Trên đây là nội dung về quy định liên quan đến Mẫu giấy phép rời cảng. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận