Đăng kiểm là một trong những quy trình mà chủ phương tiện giao thông cần tuân thủ khi sử dụng phương tiện. Pháp luật có quy định cụ thể về thời hạn đăng kiểm của các phương tiện. Do đó, khi quá thời hạn đăng kiểm thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định. Vậy mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô mới nhất
1. Đăng kiểm là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.
Đăng kiểm là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn kỹ thuật vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường có đảm bảo theo quy đinh hay không. Đăng kiểm xe giúp nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng xe hiện hành. Nhằm đảm bảo sự an toàn khi lưu thông, nắm bắt tình hình các phương tiện giao thông, hiện nay, nhà nước đã giao cho mỗi tỉnh, thành phố phải có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải, cụ thể là kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc có chỗ nào hoạt động chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường cho tất cả mọi người đang tham gia giao thông khác. Ngoài ra yếu tố về mức độ bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đăng kiểm.
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải do các đăng kiểm viên thực hiện; mỗi xe cơ giới có thể phân công một hoặc nhiều đăng kiểm viên. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được chia làm 05 công đoạn, nội dung kiểm tra của mỗi công đoạn được quy định tại Bảng 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 05 công đoạn bao gồm:
- Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
- Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
- Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
- Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
- Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Việc đăng kiểm ô tô là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo đảm an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho xe còn giúp người lái và khách hàng cảm thấy an tâm hơn trong quá trình lưu thông. Tùy thuộc vào từng loại xe cụ thể, tuổi thọ hiện có của xe để đưa ra thời hạn đăng kiểm theo đúng quy định. Theo thông lệ, thời hạn đăng kiểm xe ô tô sẽ được ghi cụ thể trên tem đăng kiểm xe và dán trực tiếp lên chắn gió phía trên.
Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe ô tô.
Theo Điều 55 Chương IV Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định chi tiết về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
– Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
– Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
– Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
– Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Như vậy, ta có thể thấy việc đăng kiểm là một trong những thủ tục bắt buộc người sở hữu phương tiện phải thực hiện. Bởi thủ tục đăng kiểm chính là hình thức hợp thức hóa việc lưu thông phương tiện trong quá trình sử dụng phương tiện. Việc đăng kiểm xe phải được thực hiện đối với cả xe mua mới hoặc hình thức mua lại xe có thực hiện việc sang tên đổi chủ, di chuyển xe máy từ tỉnh thành này, sang tỉnh thành khác.
2. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục XI quy định về Chu kỳ kiểm định được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:
TT |
Loại phương tiện |
Chu kỳ (tháng) |
|
Chu kỳ đầu |
Chu kỳ định kỳ |
||
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải | |||
1.1 |
Sản xuất đến 07 năm |
30 |
18 |
1.2 |
Sản xuất trên 07 năm đến 12 năm |
|
12 |
1.3 |
Sản xuất trên 12 năm |
|
06 |
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải | |||
2.1 |
Sản xuất đến 05 năm |
24 |
12 |
2.2 |
Sản xuất trên 05 năm |
|
06 |
2.3 |
Có cải tạo |
12 |
06 |
3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ | |||
3.1 |
Không cải tạo |
18 |
06 |
3.2 |
Có cải tạo |
12 |
06 |
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc | |||
4.1 |
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm |
24 |
12 |
4.2 |
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm |
|
06 |
4.3 |
Có cải tạo |
12 |
06 |
5. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ); ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng); ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên. |
|
03 |
Ghi chú: số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.
3. Mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô
MẪU PHIẾU KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đơn vị đăng kiểm |
PHIẾU KIỂM ĐỊNH Ngày kiểm định: / / Kiểm định lần: |
Số phiếu:
Biể số đăng ký: |
|
Loại PT:
Năm, nơi SX: / Số máy thực tế: Chỉ số trên đồng hồ công-tơ-mét (odometer): |
KDVT: □
Nhãn hiệu, số loại: Số khung thực tế: |
Thông số kiểm tra bằng thiết bị
TT |
Tên thông số |
Giá trị |
TT |
Tên thông số |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
01 |
Nồng độ CO (%) |
17 |
Lực phanh trái (N) | |||||||
02 |
Nồng độ HC (ppm) |
18 |
Lực phanh phải (N) | |||||||
03 |
Tốc độ động cơ (v/ph) (min/max) |
19 |
Độ lệch lực phanh (%) | |||||||
04 |
Độ khói trung bình (%) |
20 |
Khối lượng cầu (kg) | |||||||
05 |
Sai lệch lớn nhất các lần đo |
21 |
Hiệu quả phanh cầu (%) | |||||||
06 |
Thời gian gia tốc lớn nhất (s) |
22 |
Lực cản lăn trái (N) | |||||||
07 |
Cường độ pha trái (kCd) |
23 |
Lực cản lăn phải (N) | |||||||
08 |
Góc lệch trên, dưới pha trái |
24 |
Lực phanh đỗ trái (N) | |||||||
09 |
Góc lệch trái, phải pha trái |
25 |
Lực phanh đỗ phải (N) | |||||||
10 |
Cường độ pha phải (kCd) |
26 |
Độ lệch phanh đỗ (%) | |||||||
11 |
Góc lệch trên, dưới pha phải |
27 |
Hiệu quả phanh đỗ/cầu (%) | |||||||
12 |
Góc lệch trái, phải pha phải |
28 |
Khối lượng xe KĐ (kg) |
Tên thông số |
7 |
8 |
||||
13 |
Cường độ cốt trái (kCd) |
29 |
Tổng lực phanh chính (N) | Lực phanh trái (N) | ||||||
14 |
Cường độ cốt phải (kCd) |
30 |
Hiệu quả phanh chính (%) | Lực phanh phải (N) | ||||||
15 |
Độ trượt ngang (mm) |
31 |
Tổng lực phanh đỗ (N) | Độ lệch lực phanh (%) | ||||||
16 |
Còi điện |
32 |
Hiệu quả phanh đỗ (%) | Trọng lượng/cầu (kG) |
Đánh giá kết quả kiểm tra: (ghi rõ công đoạn đạt. Trường hợp không đạt, ghi rõ hạng mục và nguyên nhân không đạt)
Công đoạn 1: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Công đoạn 2: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Công đoạn 3: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Công đoạn 4: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Công đoạn 5: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Kết luận: Phương tiện …quy định về ATKT và BVMT Chu kỳ KĐ:… tháng. Thời hạn hiệu lực GCN:…/…/…
|
Dây chuyền số: Thời gian in PKĐ:… |
Ghi chú:
- Ảnh chụp tương ứng với lần kiểm định.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận