Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà thì việc thành lập các tổ chức doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa thành lập muốn xác nhận địa điểm kinh doanh hoặc doanh nghiệp đã chuyển địa điểm kinh doanh thì việc lập mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Vậy qua bài viết dưới đây của Luật ACC, chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh chính xác nhất và phù hợp với quy định của pháp luật. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây:
Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh mới nhất
1. Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là gì?
Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là mẫu đơn được lập ra dùng để xin xác nhận về địa chỉ mới nơi doanh nghiệp muốn chuyển đến khác so với địa chỉ đăng ký ban đầu trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cơ bản phải có trong đơn xin xác nhận địa chỉ
Trong mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
- Tên mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ kinh doanh: ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH.
- Các căn cứ để soạn thảo việc xin xác nhận địa điểm kinh doanh và nơi nhận lá đơn.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nêu rõ thông tin.
- Địa chỉ trụ sở cũ của doanh nghiệp địa chỉ trụ sở mà doanh nghiệp dự định chuyển tới, thông tin về giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nêu rõ lý do muốn thay đổi địa điểm kinh doanh cùng với cam kết, ký tên xác nhận.
3. Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh mới nhất
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Mã số địa điểm kinh doanh: …………….
Đăng ký lần đầu, ngày……tháng……năm……
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……ngày……tháng……năm……
1. Tên địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ...................................
Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ............................
Tên địa điểm kinh doanh viết tắt (nếu có): ...................................................
2. Địa chỉ: ....................................................................................................
Điện thoại: ......................................................... Fax: .................................
Email: ................................................................. Website: ...........................
3. Thông tin về người đứng đầu
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ....................... Giới tính: ........................
Sinh ngày: ............... /...... /........ Dân tộc: .......... Quốc tịch: ........................
Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: ..................................................................
Số giấy chứng thực cá nhân:................................
Ngày cấp: .............. /...... /.......... Nơi cấp: ...................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………..
4. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp/chi nhánh
Tên doanh nghiệp/chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): ....................................
Mã số doanh nghiệp/chi nhánh: ...................................................................
Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh: ..........................................................................
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
4. Cách soạn thảo đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh
4.1. Mở đầu mẫu đơn
Phần mở đầu của giấy xác nhận địa điểm kinh doanh giống như các văn bản hành chính khác, cần phải có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm và ngày tháng viết đơn, cùng với tên lá đơn.
Phần “Kính gửi” cần ghi rõ gửi tới ai và tới cơ quan nào, cụ thể trong mẫu đơn này là gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trung ương nơi địa phương doanh nghiệp muốn xác nhận kinh doanh.
Tiếp đến là phần căn cứ để viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, ví dụ như căn cứ theo biên bản họp và Quyết định của công ty về việc chuyển địa điểm kinh doanh, theo căn cứ tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp.
4.2. Nội dung mẫu đơn
Phần đầu tiên trong mục nội dung mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, người viết đơn cần ghi đầy đủ thông tin của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật, gồm có: Họ và tên, năm sinh, số Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực và thời hạn, nơi ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ… Các thông tin của người đại diện doanh nghiệp cần ghi chính xác và đầy đủ.
Các thông tin về công ty cần ghi rõ ràng, gồm địa chỉ trụ sở hiện nay mà công ty đăng ký, số giấy phép hoạt động kinh doanh và ngày tháng cấp giấy phép này. Sau đó, người viết đơn cần trình bày lý do chi tiết vì sao lại thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh sang địa chỉ mới hoặc vì sao lại viết đơn này.
4.3. Phần kết thúc đơn
Cuối đơn, bạn cần thể hiện mong muốn được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết nội dung lá đơn nhanh chóng. Đừng quên cảm ơn cơ quan xét duyệt và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên xác nhận.
5. Thủ tục xác nhận địa điểm kinh doanh
Sau khi đã biết cách viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, chúng ta cùng tìm hiểu thủ tục xác lập địa điểm kinh doanh ở phần 5 nhé!
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận địa điểm kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan thực hiện trực tiếp sẽ là phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong thời hạn 3 ngày.
Quy trình xác nhận địa điểm kinh doanh hoặc lập địa điểm kinh doanh như sau:
- Bước 1: Kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, xác nhận địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần gửi thông báo đặt địa điểm kinh doanh mới trong thời hạn 10 ngày làm việc tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố.
- Bước 2: Người đại diện theo ủy quyền hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư bộ phận một cửa.
Những người có liên quan tới hồ sơ đăng ký kinh doanh cần chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đăng ký kinh doanh, như: Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ doanh nghiệp tư nhận, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay thành viên hợp danh.
- Bước 3: Bộ phận một cửa tại Sở Kế hoạch và Đầu tư sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ gửi giấy hẹn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ nhận kết quả theo như giấy hẹn bàn giao.
Trên đây là mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh chi tiết nhất mà Luật ACC muốn gửi đến các doanh nghiệp muốn chuyển đổi địa chỉ kinh doanh hoặc xác nhận địa điểm kinh doanh khi mới thành lập. Việc lập mẫu đơn này là rất cần thiết cũng như nội dung đơn cần rõ ràng, rành mạch tránh lan man, sai chính tả kèm theo đó là các căn cứ chứng minh cho lời nói của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.3330.
Nội dung bài viết:
Bình luận