1. Mẫu đơn đề nghị xét xử vắng mặt trong vụ án hình sự:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
………, ngày……tháng…năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Xét xử vắng mặt vụ án hình sự)
Kính gửi: Tòa án NHÂN DÂN HUYỆN…….. – TỈNH ……(1)
Tôi là: …….., sinh ngày:……(2)
CMND số:…….nơi cấp: CA…… cấp ngày:……(3)
Hộ khẩu:….(4)
Chỗ ở hiện tại:…(5)
Tôi là Bị cáo trong vụ án hình sự do bị Viện kiểm sát nhân dân huyện…….. truy tố về tội……. Vụ án đã được Tòa án nhân dân huyện…… thụ lý vào ngày….. theo hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số……. và có Quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày…… Tôi đã nhận được giấy báo triệu tập của Tòa án để tham gia xét xử vụ án hình sự sơ thẩm về hành vi “đánh bạc” vào lúc……..ngày……. nhưng.
Tôi xin trình bày với Quý Tòa một việc như sau: (6)
Trong giai đoạn điều tra và cụ thể ở phần hỏi cung bị can tôi đã thành khẩn khai báo, trình bày toàn bộ nội dung liên quan đến vụ án và có giao nộp đầy đủ chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo yêu cầu. Nay tôi xin giữ nguyên những nội dung đã khai báo và trình bày từ trước tới nay và không cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu, đồ vật nào khác. Hiện nay do sức khỏe không tốt do tôi có sự xác nhận của Bệnh viện……, tôi sợ sức khỏe của tôi sẽ ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử. Tôi không mong muốn hoãn phiên tòa vì khi hoãn phiên tòa sẽ làm ảnh hưởng đến thời hạn xét xử vụ án hình sự, ảnh hưởng đến những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, mặt khác sức khỏe của tôi cũng cần thời hạn điều trị và tôi lo lắng rằng cho tới phiên tòa tiếp theo tôi cũng chưa thể bình phục được.
Theo căn cứ tại Điều 290 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:
“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.”
Từ căn cứ pháp luật trên cho thấy rằng Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp thuận. Vậy, với lý do sức khỏe như tôi đã trình bày và tôi cho rằng sự vắng mặt của tôi sẽ không gây trở ngại cho việc xét xử. Tôi mong rằng quý Tòa lưu tâm xem xét vẫn tiến hành xét xử sở thẩm vụ án hình sự về tội…….. Tuy tôi không có mặt của phiên tòa nhưng vẫn mong khi Tòa án quyết định hình phạt dựa trên những tình tiết giảm nhẹ của tôi và xét xử một cách công minh, công bằng; xét xử đúng người, đúng tội.
Vì vậy, tôi làm đơn này để đề nghị được xét xử vắng mặt và xin Hội đồng xét xử chấp nhận.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Tòa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Giấy tờ, tài liệu kèm theo:
– Giấy xác nhận của Bệnh Viện;
– Chứng minh nhân dân bản sao có chứng thực.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết đơn xin xét xử vắng mặt vụ án hình sự:
(1): Điền tên Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án
(2): Điền tên, ngày sinh của người đề nghị
(3): Điền số chứng minh nhân dân của người đề nghị
(4): Điền hộ khẩu của người đề nghị
(5): Điền chỗ ở hiện tại của người đề nghị
(6): Điền nội dung đề nghị
3. Quy định về xét xử vắng mặt trong vụ án hình sự:
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa ( Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
– Bị cáo là không thể thiếu trong mỗi phiên tòa, theo đó bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án, trong trường hợp nếu bị cáo vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải, hoặc nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
– Pháp luật quy định nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
– Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
– Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
+ Trường hợp bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả
+ Trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa
+ Trường hợp bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận
– Sự có mặt của người làm chứng: Sự có mặt của người làm chứng là vô cùng quan trọng trong vụ án hình sự, bởi lẽ người làm chứng tham gia phiên tòa có vai trò làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
– Pháp luật quy định về trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.
Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị ( Điều 351 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
– Cũng như những chủ thể được nêu trên thì người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có vai trò quan trọng và cần thiết trong vụ án hình sự, theo đó pháp luật quy định người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa.
4. Nếu có một trong những chủ thể trên vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết như sau:
+ Trường hợp 1: người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa theo quy định.
+ Trường hợp 3: người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự.
+ Trường hợp 4: trường hợp bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
– Khi xét thấy trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định triệu tập những người khác tham gia phiên tòa.
Như vậy, xét xử vụ án hình sự thì sự có mặt của bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người giám định, người định giá tài sản, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị…. được pháp luật quy định, theo đó khi những người tham gia xét xử vụ án hình sự vì một lý do nào đó mà không thể tham gia được thì phải đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt và phải nêu rõ lý do, lý do phải là chính đáng, nếu vắng mặt mà không có yêu cầu xét xử vắng mặt thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận