Mẫu đơn kiến nghị tranh chấp đất đai là

1. Mẫu đơn đề nghị, yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Thưa Luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi không biết tôi viết đơn và trình bày như thế có đúng cách không?

Cảm ơn!

 

Trả lời

 

Nhằm giúp các bạn có thể giải quyết được vấn đề liên quan đến nhà cửa, đất đai, hay các thủ tục khiếu nại, tranh chấp một cách nhanh chóng đơn giản. Luật Minh Khuê xin chia sẻ Mẫu Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai lưu hành mới nhất hiện nay để các bạn tham khảo và có thể tải về để sử dụng ở phần đầu bài viết, cụ thể

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

, ngày tháng năm 20.



ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI



Kính gửi Uỷ ban nhân dân xã( phường, thị trấn)

 

Họ và tên tôi là

 

Sinh năm

 

CMT số( thẻ căn cước số)

 

Ngày cấp nơi cấp

 

Hộ khẩu thường trú

 

Nơi ở

 

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của ông( bà) Nơi ở




Nội soil vụ việc tranh chấp đất đai như sau












Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã( phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số. Loại đất. hạng đất. địa chỉ.

 

Yêu cầu cụ thể

 

- Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.

 

- Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi.

 

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

 

Tôi xin cảm ơn!

 

Tài liệu có gửi kèm theo

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

 

ký và ghi họ tên)







Trên đây là mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mà chúng tôi tổng hợp được để tư vấn cho các bạn. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông drum nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ dispatch Tư vấn pháp luật đất đai qua Dispatch hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

mẫu đơn kiến nghị tranh chấp đất đai

mẫu đơn kiến nghị tranh chấp đất đai

2. Xin tư vấn tranh chấp đất thổ cư ở nông thôn?

Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Nhà tôi ở nông thôn, như luật sư đã biết thường ở nông thôn có những nhà ở mặt đường bê tông, có những nhà ở sâu trong so với mặt đường và phải đi qua một cái ngõ nhỏ mới vào đến cổng và nhà tôi cũng như vậy. Nhưng cái ngõ đó chỉ mình nhà tôi sử dụng. Gần đây chính quyền có yêu cầu vẽ lại bản đồ làm lại bìa đỏ.

Vì hai bên nhà tôi đều là nhà anh em họ. Do trong bản đồ cũ cái ngõ đó nhà tôi nó rất rộng nhưng thực trạng giờ nó rất hẹp vì nhà bên cạnh lấn chiếm xây dựng rồi, nên khi cán bộ đo lại tôi có bảo đo như bản đồ cũ nên đã xảy ra cãi cọ với nhà bên cạnh. Tôi có nộp đơn lên trên để giải quyết nhưng lại vấp phải vấn đề là. Vì 2 nhà hai bên ngõ là anh em họ hàng với nhà tôi nên thời xưa các cụ có đi chung ngõ đó, giờ khi tôi đâm đơn kiện người ta bảo đó là ngõ đi chung của ba nhà. Nhưng trong bản đồ cái ngõ lại thuộc nhà tôi. Vậy theo luật sư nếu theo pháp luật cái ngõ đó có thuộc nhà tôi không hay phải chia làm ba. Hai nhà bên cạnh có mời những người lớn tuổi trong xóm ra làm chứng là trước cái ngõ đó thời xưa đi chung?

Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời

 

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai

 

“ 1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

 

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

 

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

 

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

 

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ”

 

Trong trường hợp chủ tịch UBND xã hòa giải không thành, bạn phải gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013



Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

 

" Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau

 

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. ”

 

Căn cứ thông drum bạn cung cấp nhà hàng xóm có xây nhà lấn sang phần đất nhà bạn. Như vậy, trong trường hợp này, bạn thỏa thuận với người hàng xóm là người có quyền sử dụng đất trước khi chuyển nhượng để giải quyết vụ việc. Nếu việc hòa giải giữa hai bên không thành, bạn gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi có đất để được giải quyết.

3. Cách giải quyết tranh chấp đất đai và vấn đề người làm chứng?

Gửi công ty luật Minh Khuê, em có sự việc mong nhận được sự tư vấn từ phía công ty Vào cuối năm 2011 gia đình có mua 1 thửa đất 1989m2 đất vườn trồng cây ăn trái với giá 45 chỉ vàng 24k, nhưng bên bán bớt cho gia đình em 5 chỉ vàng 24k để làm giấy tờ. Hiện tại gia đình em chỉ có giấy thỏa thuận mua bán viết tay có ký tên của bên bán, bên mua và những người làm chứng của 2 bên ạ.

Vì lúc mua đất gia đình em sợ có tranh chấp này nọ với lại lúc mua bán đất ông ở nhà một mình vợ con bỏ đi hết nên gia đình em có đến Uỷ ban khu vực nơi ông làm ruộng và sinh sống để hỏi và xác nhận và có mời ông Trưởng khu vực đến để chứng kiến. Trong quá trình mua bán mọi giấy tờ đều do Trưởng Khu vực này viết giùm cho 2 bên ạ( ông không ký tên trong bản thỏa thuận). Em xin nêu tóm tắc nội soil bản thỏa thuận như sau" Bên A hiện nay giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy print và đơn xin đo đạc cho bên B, bên B sẽ chịu mọi ki phí đo đạc và giấy tờ các loại. Phần ranh đất tứ cận thì bên A lo, khi nào đo đạc xong thì đến Uy ban nhân dân Phường làm hợp đồng chuyển nhượng ký tên xong thì bên B sẽ đưa đủ số vàng còn lại. Hiện nay đưa cọc 25 chỉ vàng 24k còn lại 15 chỉ 24k khi nào đo đạc xong thì giao đủ".

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo