Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra là tài liệu hướng dẫn các cơ quan, tổ chức báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, bao gồm phạm vi, nội dung và kết quả thanh tra. Mẫu này giúp đảm bảo việc báo cáo đầy đủ, chính xác và minh bạch, phục vụ công tác giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra.
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra
1. Nguyên tắc báo cáo và phân loại báo cáo công tác thanh tra theo Thông tư 01/2024/TT-TTCP?
Nguyên tắc:
- Thực sự, khách quan: Phản ánh đúng tình hình thực tế, không được tô vẽ, xuyên tạc.
- Kịp thời: Báo cáo phải được gửi đi đúng thời hạn quy định.
- Rõ ràng, cô đọng: Nội dung báo cáo phải súc tích, dễ hiểu.
- Đầy đủ, chính xác: Bao gồm tất cả các nội dung cần thiết, số liệu chính xác.
Phân loại báo cáo:
- Báo cáo định kỳ: Báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
- Báo cáo đột xuất: Báo cáo khi có yêu cầu của cấp trên hoặc khi phát sinh sự việc quan trọng.
- Báo cáo chuyên đề: Báo cáo về một vấn đề cụ thể.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo được quy định như thế nào?
Báo cáo quý I: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/3 năm báo cáo.
Báo cáo quý II, III, IV: Từ ngày 15 của tháng cuối quý trước đến ngày 14 của tháng cuối quý báo cáo.
Báo cáo 6 tháng: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/6 năm báo cáo.
Báo cáo 9 tháng: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/9 năm báo cáo.
Báo cáo hằng năm: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm báo cáo.
3. Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra
Mẫu số 03. Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-TTCP ngày 20 tháng 01 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ)
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC
- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
b) Công tác chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các nhiệm vụ, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
c) Việc tổng kết, đánh giá, rà soát và lập danh mục những quy định pháp luật còn thiếu, sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, qua đó tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
d) Tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách)
đ) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
e) Kết quả thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (số cuộc thanh tra, kết quả phát hiện và xử lý vi phạm qua thanh tra)
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động
b) Kết quả xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
c) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
d) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn
đ) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt
e) Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Tổng số vụ việc, đối tượng tham nhũng được phát hiện; tổng số tiền, tài sản tham nhũng được phát hiện trong kỳ báo cáo.
a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động giám sát, kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý
b) Kết quả công tác thanh tra, kiểm toán và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Kết quả phát hiện vi phạm, tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán;
- Kiến nghị xử lý vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán (Kiến nghị xử lý về: kinh tế, kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, hình sự và xử lý khác; sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành…);
- Kết quả thực hiện các kiến nghị.
c) Kết quả xem xét phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng; việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua xem xét phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng và qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
d) Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác (nếu có)
đ) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương
e) Kết quả xử lý tài sản tham nhũng
- Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phát hiện được;
- Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng:
+ Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính;
+ Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp.
f) Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu
- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu;
- Kết quả áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí khác;
- Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
g) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong ngành Thanh tra
- Số vụ việc, số đối tượng tham nhũng phát hiện trong kỳ báo cáo;
- Kết quả xử lý tham nhũng (hình sự, hành chính).
- Kết quả phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
a) Các hoạt động đã thực hiện để quản lý công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
b) Số lượng doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thuộc phạm vi quản lý: (gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện)
c) Kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Kết quả xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng;
- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu;
- Kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
- Kết quả phát hiện, xử lý các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
- Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Các nội dung đã thực hiện nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí, nhà báo, doanh nghiệp, công dân, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
b) Những kết quả, đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí, nhà báo, doanh nghiệp, công dân, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
c) Kết quả việc bảo vệ, khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo về hành vi tham nhũng
6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
a) Việc thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
b) Kết quả thực hiện các hoạt động về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng và các hoạt động hợp tác quốc tế khác về phòng, chống tham nhũng (nếu có)
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG (Báo cáo hằng Quý không phải báo cáo mục này)
1. Đánh giá tình hình
a) Đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương và nguyên nhân
b) So sánh tình hình với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước
2. Dự báo tình hình tham nhũng
a) Dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới (khả năng tăng, giảm về số vụ việc, số đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm...)
b) Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi dễ xảy ra nhiều tham nhũng cần phải tập trung các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC
- Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương
- So sánh hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kỳ này với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước
- Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
a) Phương hướng chung trong thời gian tới
b) Những nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện
c) Giải pháp để thực hiện nhiệm vụ và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế
2. Kiến nghị, đề xuất
a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập)
b) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (nếu có vướng mắc)
c) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục những khó khăn, vướng mắc
d) Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./.
Lưu ý: Cần nêu rõ văn bản triển khai, số liệu dẫn chứng cụ thể đối với từng nội dung nhận xét, đánh giá và có sự so sánh với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước.
4. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, thời hạn gửi báo cáo?
Đối tượng: Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra.
Cơ quan nhận báo cáo: Cấp trên trực tiếp, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Thời hạn: Theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-TTCP.
5. Hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo?
- Hình thức:
- Báo cáo bằng văn bản.
- Báo cáo bằng phần mềm chuyên dụng (nếu có).
- Phương thức gửi:
- Gửi trực tiếp.
- Gửi qua đường bưu điện.
- Gửi qua mạng điện tử.
Lưu ý:
- Nội dung báo cáo phải được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu.
- Số liệu báo cáo phải chính xác, có cơ sở.
- Báo cáo phải được ký và đóng dấu của người có thẩm quyền.
Để có thông tin chi tiết và chính xác nhất, bạn nên tham khảo trực tiếp Thông tư 01/2024/TT-TTCP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận