Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý

Khi có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh, địa chỉ thường trú hoặc nhu cầu quản lý thuế hiệu quả hơn, việc chuyển đổi cơ quan quản lý thuế là cần thiết. Vậy Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế như thế nào? Hãy để bài viết này của ACC giúp bạn hiểu rõ hơn.

Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý

Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý

1. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế là gì?

Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý là mẫu công văn được tổ chức, doanh nghiệp, công ty quản lý thuế lập ra để gửi đến cục thuế thành phố đề đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý để phù hợp với pháp luật dựa trên thông tin về doanh nghiệp, thông tin người đại diện cho doanh nghiệp kèm theo hợp đồng hợp tác liên doanh và đã được ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư để đề nghị chuyển cơ quan thuế

2. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế

Nội dung cơ bản của mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…., ngày….tháng….năm….

Kính gửi:Cục thuế thành phố …….

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY …….

– Địa chỉ: Số …….., ngõ ……., phố ………, phường ……., quận ……., thành phố …….;

– Mã số thuế: ………

– Giấy chứng nhận đầu tư số ………(cấp đổi thay thế giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số………… do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư ………cấp lần đầu ngày …../…../20…….thay đổi lần thứ….. ngày …../…../20……) do ủy ban nhân dân thành phố …….. cấp lần đầu ngày…../…../20…

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Họ và tên: …………. Giới tính: ……….

– Ngày sinh: ………./………./……….. Quốc tịch: ………..

– CMND số: ………. do công an thành phố …… cấp ngày ……/…../……..

– Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại: Số …….., ngõ ……., phố ………, phường ………., quận ……., thành phố …….;

Thưa quý cục,

Công ty ………. đã cùng với Công ty ……….ký hợp đồng hợp tác liên doanh và đã được ủy ban nhân dân thành phố…..cấp giấy chứng nhận đầu tư số ………. chứng nhận lần đầu ngày ……/……/20……

Vì vậy bằng công văn này, chúng tôi trân trọng đề nghị quý cục cho phép công ty chúng tôi được chuyển cơ quan thuế quản lý cho phù hợp với quy định pháp luật.

– Cơ quan thuế quản lý cũ: Chi cục thuế quận ……….;

– Cơ quan thuế quản lý mới: Cục thuế thành phố ……….,

Chúng tôi xin trân thành cảm ơn quý cục!

Tài liệu gửi kèm:

– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư

– Bản sao đăng ký kinh doanh

CÔNG TY CỔ PHẦN ……….

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn lập công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế

Nội dung cơ bản của mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế gồm:

– Tên cơ quan ban hành công văn

– Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Công văn thông báo về việc đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế

– Nơi gửi: cục thuế thành phố

– Thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, mã số thuế

– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: tên, chức vụ, CCCD, địa chỉ thường chú

– Tài liệu kèm theo

– Ký xác nhận công văn

4. Các trường hợp làm thay đổi cơ quan quản lý thuế

Theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam, có 5 trường hợp sau đây sẽ dẫn đến thay đổi Cơ quan quản lý thuế:

4.1. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp:

  • Trường hợp này, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi địa chỉ trụ sở chính mới.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục, cơ quan thuế nơi địa chỉ trụ sở chính mới sẽ trở thành cơ quan quản lý thuế mới của tổ chức, doanh nghiệp.

4.2. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức, doanh nghiệp:

  • Trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ đề nghị và quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất để xác định cơ quan quản lý thuế cho các tổ chức, doanh nghiệp mới.

4.3. Thay đổi địa điểm kinh doanh:

  • Nếu tổ chức, doanh nghiệp có thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng vẫn thuộc phạm vi quản lý của cùng một cơ quan thuế thì không cần thay đổi cơ quan quản lý thuế.
  • Tuy nhiên, nếu địa điểm kinh doanh mới thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế khác thì tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế mới.

4.4. Thay đổi ngành, nghề kinh doanh:

  • Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có thay đổi ngành, nghề kinh doanh dẫn đến thay đổi mã số thuế thì cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục, cơ quan thuế có thể thay đổi cơ quan quản lý thuế cho tổ chức, doanh nghiệp dựa trên mã số thuế mới.

4.5. Do quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền:

  • Trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan thuế có thẩm quyền có thể quyết định thay đổi cơ quan quản lý thuế cho tổ chức, doanh nghiệp.
  • Việc thay đổi này sẽ được thực hiện dựa trên các yếu tố như tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế, sự thuận tiện cho tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

5. Quy định cụ thể về việc phân công cơ quan quản lý thuế

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 thông tư 127/2015/TT-BTC việc phân công cơ quan quản lý thuế giữa cục thuế và chi cục thuế như sau:

Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nhà nước.

+ Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp;

+  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản…); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;

+ Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Trường hợp nào cần làm công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế?

Có một số trường hợp sau đây cần làm công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế:

Doanh nghiệp, tổ chức chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn quản lý của cơ quan thuế khác.

Doanh nghiệp, tổ chức thay đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức.

Doanh nghiệp, tổ chức sáp nhập, chia, tách, hợp nhất.

Doanh nghiệp, tổ chức giải thể.

6.2. Hồ sơ đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế bao gồm những tài liệu sau đây:

Công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế;

Giấy phép đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

Bản sao hợp lệ các văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể (nếu có);

Các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan thuế.

6.3. Thủ tục đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế được thực hiện như thế nào?

Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện thủ tục đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế theo các bước sau đây:

Nộp hồ sơ đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế đến cơ quan thuế đang quản lý;

Cơ quan thuế đang quản lý sẽ xem xét hồ sơ và ra quyết định chuyển cơ quan quản lý thuế;

Doanh nghiệp, tổ chức nhận quyết định chuyển cơ quan quản lý thuế và thực hiện các thủ tục liên quan với cơ quan thuế mới.

Hy vọng qua bài viết, ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan quản lý thuế. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo