Mẫu biên bản thỏa thuận giảm lương người lao động

Trong giao dịch dân sự khái niệm hợp đồng và bản thỏa thuận có rất nhiều điểm tương đồng với nhau, tuy nhiên trên thực tế đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Hợp đồng thỏa thuận là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận là gì? không phải ai cũng nắm rõ, các cá nhân tổ chức lưu ý phân biệt để công việc được thuận lợi tránh các trường hợp mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp. Khái niệm của hợp đồng và bản thỏa thuận? Mặt hình thức của hợp đồng và bản thỏa thuận? Mặt nội dung hợp đồng và bản thỏa thuận? Trình tự các bước thực hiện? Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng như thế nào? Vì sao phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

thoa thuan

mẫu biên bản thỏa thuận giảm lương

1. Biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 là gì?

Đại dịch Covid-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nhiều tác động được dự báo sẽ kéo dài và nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phá sản hoặc cần phải giảm tải nguồn lực nhân viên để giảm các khoản chi tiêu. Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 được lập ra và được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong thực tế hiên nay.

Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động tới tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới bị cuốn vào đại dịch, với một nửa nhân loại bị liên quan.

Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 được lập ra để người sử dụng lao động thảo thuận với người lao động về việc hoãn hợp đồng lao động do tình hình dịch Covid-19. Mẫu nêu rõ thông tin về sự thảo thuận giữa hai bên. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người lao động và người sử dụng lao động cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.

2. Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19

TÊN CÔNG TY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…. ngày …… tháng …… năm..

THỎA THUẬN TẠM HOÃN

 

 

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

– Căn cứ hợp đồng lao động giữa Công ty………… và ông (bà)……….. ký ngày…………..;

– Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty…………………..

Hai bên tiến hành:

THỎA THUẬN

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa Công ty ..…. và ông (bà)…….. ký ngày ……………  kể từ ngày ………… đến hết ngày ………

Ông (bà) ….có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ……..(nơi người lao động đang công tác).

 

 

Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) …….. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ Công ty ……………

Công ty ……… có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) ………… đến hết ngày …… (01 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).

Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ……………  phải có mặt tại Công ty …………… Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại Công ty ………… mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Công ty ……….  có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) …………… phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của Công ty …………….

NGƯỜI LAO ĐỘNG 

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)      

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19:

– Phần mở đầu:

+ Tên công ty.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Căn cư pháp lý.

+ Nội dung thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động.

– Phần cuối biên bản:

 

 

+ Ký và ghi rõ họ tên của người lao động.

+ Ký và ghi rõ họ tên của người sử dụng lao động.

4. Một số vấn đề liên quan về hoãn hợp đồng lao động:

4.1. Tạm hoãn hợp đồng lao động:

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Tuy chưa có những quy định pháp luật cụ thể về khái niệm này tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là khoảng thời gian người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận tạm ngừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng lao động.

Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là dài hay ngắn. Sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động có trách nhiệm quay trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều người sử dụng lao động còn lúng túng khi nhận người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Điều 30 Bộ luật lao động quy định các trường hợp như sau:

“1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

 

 

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

 

 

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, theo Điều 30, Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bao gồm những đối tượng sau: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này..

Khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Nếu người lao động không đến đơn vị thì hợp đồng lao động có thể chấm dứt theo quy định chung. Riêng đối với trường hợp tạm hoãn vì người lao động bị tạm giam, tạm giữ thì việc nhận lại người lao động phụ thuộc vào lỗi của người lao động và tính liên quan đến công việc trong quan hệ lao động. Nếu việc tạm giam liên quan đến quan hệ lao động và người lao động không có lỗi thì người sử dụng nhận họ trở lại làm việc cũ.

4.2. Quyền lợi của người lao động được hưởng là gì khi xin hoãn hợp đồng lao động:

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 người lao động được hưởng các quyền lợi cơ bản như sau:

Thứ nhất về tiền lương khi người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng:

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động trước đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật lao động 2019 quy định về trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc sẽ được tạm ứng tiền lương. Theo đó nếu có được sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người lao động hoàn toàn có thể thực hiện quyền tam ứng lương trong thời gian nghỉ. Ngoài những trường hợp do hai bên thỏa thuận ra thì theo quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tam thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên. Số tiền tạm ứng tiền lương tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn trả lại tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mức tiền lương tạm ứng cho người lao động trong trường hợp này sẽ căn cứ vào số ngày thực tế người lao động phải nghỉ việc và tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc.

Thứ hai, về quyền lợi được nhận lại làm việc sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

Theo quy định của pháp luật tạm hoãn hợp đồng lao động chỉ là việc tạm thời dừng lại hợp đồng lao động theo quy định.

Căn cứ theo Điều 31 Bộ luật lao động 2019 quy định nội dung như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về mẫu biên bản thỏa thuận giảm lương. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (720 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo