Mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới

Mẫu biên bản phân chia tài sản thừa kế là văn bản ghi chép lại thỏa thuận của các đồng thừa kế về việc chia nhau tài sản của người đã khuất. Biên bản này có giá trị pháp lý quan trọng, giúp đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và tránh xảy ra tranh chấp sau này. Cùng ACC tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới

Mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới

1. Biên bản họp gia đình chia tài sản thừa kế có giá trị pháp lý như thế nào?

Biên bản này có giá trị pháp lý đầy đủ được xem như một dạng của hợp đồng dân sự dựa trên những căn cứ quy định của pháp luật. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”

Theo những quy định trên, biên bản họp gia đình phân chia đi sản thừa kế chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế và để biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý thì cần phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật công chứng. 

2. Mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới

Biên bản họp gia đình để phân chia di sản thừa kế là một văn bản hành chính, chính vì vậy cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Dưới đây là mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới nhất hiện nay.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

————

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: Phân chia phần đất thừa kế)

     Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông …………..;….…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……… Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Ông ………………. và Bà ……………với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

     Thành phần tham dự cuộc họp: 

…………………..…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

     Nội dung cuộc họp: 

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………....

     Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

     Tán thành:               

     Không tán thành:          

     Ý kiến khác:                 

     Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ....... bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

     Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên                                                  Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)                                         (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …………..

3. Một số lưu ý khi soạn thảo biên bản họp gia đình?

Khi soạn thảo biên bản họp gia đình, cần lưu ý những điều sau:

- Phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nhằm đảm bảo sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp.

- Phải được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có xác nhận của họ. Nếu không có xác nhận của đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.

- Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.

- Biên bản họp gia đình cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.

- Chú ý viết đúng chính tả, sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn không đáng có.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu biên bản họp gia đình phân chia tài sản thừa kế mới. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo