Mẫu biên bản niêm phong tủ đựng đề thi

Hiện nay việc lập biên bản niêm phong tài sản để phục vụ cho công tác xử lý các vụ việc dân sự, hình sự... Hãy cùng tìm hiểu về nội dung Mẫu biên bản niêm phong tủ đựng đề thi trong bài viết dưới đây nhé.

Biên Bản Niêm Phong Tủ đựng đề Thi

1. Niêm phong là gì?

Niêm là dính vào, phong là đóng kín lại do đó hiểu nôm na niêm phong là hành động đóng lại, gói lại một loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích tránh sự xâm phạm từ các tác nhân bên ngoài. Trên phương diện pháp lý, niêm phong là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện bằng cách sử dụng những phương tiện phù hợp nhằm giữ nguyên trạng đồ vật là vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án để phục vụ công tác giải quyết vụ án.

2. Tại sao cần niêm phong?

Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể mà việc niêm phong hướng đến những mục đích khác nhau, tuy nhiên mục đích cơ bản và chủ yếu là nhằm giữ nguyên trạng thái của đồ vật, đảm bảo tính bảo mật, khách quan.

3. Việc niêm phong được diễn ra như thế nào?

Thông thường việc niêm phong được tiến thành bởi những người có thẩm quyền, theo những nguyên tắc, trình tự nhất định đồng thời có sự tham gia giám sát của những cá nhân, tổ chức khác có liên quan nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác.

Các công cụ, sản phẩm được dùng để niêm phong rất đa dạng như tem niêm phong, seal niêm phong. Trong đó, tem niêm phong ghi chú những thông tin liên quan đến hàng hóa cần niêm phong như tên sản phẩm, ngày tháng niêm phong, chữ ký của người có thẩm quyền niêm phong,…. Còn seal niêm phong là loại dây rút niêm phong bằng nhựa hoặc thép, cấu trúc gồm ba phần đầu seal, thân seal, cuống seal với chiều dài từ 15 – 30cm và có thể rút được khoảng 2/3 seal khi tiến hành niêm phong.

4. Niêm phong đề thi và bài thi

Sự công bằng, minh bạch trong các kỳ thi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với không chỉ các thí sinh tham dự kỳ thi mà còn ảnh hưởng đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong toàn xã hội. Để đảm bảo các kết quả mà các thí sinh đạt được trong kỳ thi không có sự gian lận, phản án đúng năng lực của họ thì cần phải tiến hành các hoạt động niêm phong để đề thi được bảo mật, kết quả làm bài của thí sinh không có sự tác động vì mục đích tư lợi từ các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, trong các Kỳ thi THPT quốc gia, nhãn niêm niêm phong túi đựng phải được làm bằng loại giấy pelure, mỏng, độ bám dính cao, khi bóc là rách; có chiều rộng là 4,5cm và chiều dài là 8cm. Bên ngoài túi bài thi phải ghi đầy đủ các thông tin: Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi, buổi thi (thời gian, ngày thi); tên bài thi, họ tên, chữ ký của 2 cán bộ coi thi; họ tên, chữ ký của Trưởng điểm thi và Phó trưởng điểm thi là cán bộ của trường đại học, cao đẳng phối hợp. Cán bộ coi thi bàn giao bài thi cho Trưởng điểm thi, khi bàn giao bài thi cho Trưởng điểm thi, cán bộ coi thi phải cùng ký kiểm đếm bài thi, niêm phong túi bài thi. Bài thi phải được bảo bảo quản trong tủ riêng biệt, không để chung với tủ đựng đề thi. Tủ đựng đề thi, bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong. Nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của trưởng điểm thi và phó trưởng điểm thi là người của trường đại học, cao đẳng phối hợp, chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Ngoài ra, khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trưởng điểm thi và những người chứng kiến. hu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày và phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải bảo đảm an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; có một Phó trưởng Điểm thi là người của trường phổ thông không có thí sinh dự thi tại Điểm thi trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng bảo quản đề thi, bài thi của Phó trưởng Điểm thi được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc của buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi hôm sau.

5. Việc niêm phong được quy định tại đâu?

Nhìn chung, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cho hoạt động niêm phong của tổ chức mình. Hoạt động niêm phong vật chứng có thể được tìm thấy trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài ra, Nghị định số 127/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2017 nhằm quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đối với hoạt động niêm phong đề thi và bài thi thì tùy từng Kỳ thi cụ thể mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ ban hành những văn bản hướng dẫn cho phù hợp. Ví dụ, hoạt động niêm phong đề thi và bài thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được quy định trong Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT.

6. Mẫu biên bản niêm phong tủ đựng đề thi

           TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  TÊN ĐOÀN THANH TRA                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                              ——-                                                                                              ————–

BIÊN BẢN

Niêm phong hoặc mở niêm phong hồ sơ tài liệu

Căn cứ Quyết định số … ngày ……/……/………của…………………….. 1 về việc niêm phong/mở niêm phong tài liệu,

Vào hồi …..giờ….. ngày ……/……/……… , tại…………………………………………………………2

Chúng tôi gồm:

  1. Đại diện Đoàn thanh tra:

– Ông (bà)……………………………………………………………chức vụ…………………………………..

– Ông (bà)……………………………………………………………chức vụ…………………………………..

  1. Đại diện …………………………………………………………………………………………………………

– Ông (bà)……………………………………………………………chức vụ…………………………………..

– Ông (bà)……………………………………………………………chức vụ…………………………………..

Tiến hành niêm phong các tài liệu sau…….3 (Có danh mục kèm theo).

hoặc: Tiến hành mở tài liệu đã được niêm phong ngày ……/……/………, ………………3 (Có danh mục kèm theo).

Tài liệu sau khi niêm phong được giao cho……………………..4 quản lý.

Việc niêm phong (hoặc mở niêm phong) tài liệu hoàn thành hồi……….giờ ……. ngày ……/……/…

Biên bản niêm phong/mở niêm phong này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành………bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

…………………………5

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Đoàn thanh tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

…………………………4

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ghi biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Mẫu biên bản niêm phong tủ đựng đề thi. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo