Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Ký Biên Bản Huỷ Hoá đơn

biên bản hòa giải

1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

Cụ thể theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:

- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

2. Các trường hợp tranh chấp về đất đai

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp như sau:

a. Tranh chấp về quyền sử dụng đất

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

- Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

b. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

c. Tranh chấp liên quan đến đất

- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

3. Nội dung của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Cụ thể theo quy định chi tiết tại  khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

  • Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
  • Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, sau khi cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai kết thúc thì thì kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ các thông tin theo quy định nêu trên và phải có chữ ký của của các bên tranh chấp có mặt tại cuộc họp hòa giải và các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

4. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai nhất định.

Tuy nhiên, biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc phải có những nội dung theo yêu cầu của khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Tham khảo mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

10 8 22 6

 

Các bạn có thể tải Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã TẠI ĐÂY : bien-ban-hoa-giai-da-sua

 

Trên đây là những nội dung về Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo