Mẫu Biên bản bàn giao tài sản nhà trường theo quy định 2024

Đây là một trong những giấy tờ quan trọng thường xuyên được sử dụng trong đời sống. Sau đây, ACC xin giới thiệu mẫu biên bản bàn giao tài sản kèm hướng dẫn chi tiết nhất.

Viec-to%CC%89-chu%CC%81c-va%CC%80-qua%CC%89n-ly%CC%81-nha%CC%80-truo%CC%80ng-duoc-danh-gia-theo-tieu-chuan-nao
Mẫu Biên bản bàn giao tài sản nhà trường theo quy định 2023

1. Các trường hợp nào cần sử dụng biên bản bàn giao?

Trong cuộc sống hiện tại, việc phát sinh các công việc có sự chuyển giao giữa các chủ thể như chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, giấy tờ diễn ra và phát sinh hàng ngày. Để tránh những rủi ro cũng như sự thoái thác trách nhiệm sau khi nhận bàn giao giữa hai bên chúng ta cần phải lập ra một biên bản bàn giao trong một số trường hợp sau:

- Khi các bên bàn giao tài sản, hàng hóa (bên nhận mua tài sản, hàng hóa nhận tài sản, hàng hóa từ bên bán,…) thì cần phải lập biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa.

- Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, chuyển công tác, tai nạn lao động,… người lao động cần phải có biên bản bàn giao công việc lại cho người khác để người khác đảm nhận lại công việc của mình.

Biên bản bàn giao là chứng nhận cho việc hai bên đã tiến hành bàn giao nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, cần phải lập biên bản bàn giao thành hai bản và để mỗi bên giữ một bản.

2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.

Thông thường, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:

- Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;

- Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.

Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

3. Hướng dẫn cách ghi biên bản bàn giao đúng chuẩn?

Để đảm bảo biên bản bàn giao tài sản chuyên nghiệp thì mẫu biên bản bàn giao tài sản cần phải đảm bảo văn phong của một văn bản hành chính theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Thể thức văn bản

  1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
  2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
  3. a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  4. b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  5. c) Số, ký hiệu của văn bản.
  6. d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

  1. e) Nội dung văn bản.
  2. g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  3. h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
  4. i) Nơi nhận.
  5. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
  6. a) Phụ lục.
  7. b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
  8. c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
  9. d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
  10. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.”

Theo đó, khi trình bày một biên bản bàn giao cần phải bảo đảm:

- Cần phải ghi cụ thể ngày tháng năm bàn giao

- Thông tin của hai bên cần phải được ghi đầy đủ và chính xác bao gồm:

+ Họ và tên

+ Số CMND/CCCD

+ Ngày tháng năm sinh

+ Địa chỉ

+ Số điện thoại

- Nội dung của tài sản bao gồm:

+ Tên loại tài sản

+ Nội dung bàn giao

+ Giá trị tài sản (có thể trị giá thành tiền bằng chữ hoặc số)

- Chữ ký, xác nhận của hai bên.

4. Mẫu Biên bản bàn giao tài sản nhà trường theo quy định 2023

4.1 Mẫu 1

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Hôm nay, ngày.../...../....., tại.......................................................................

Chúng tôi gồm:

  1. Bên giao:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...

  1. Bên nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...

III. Nội dung bàn giao

Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:

STT Tên tài sản Đơn vị Số lượng Tình trạng Thành tiền Chữ ký nhận

Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.

   Bên giao                                   Bên nhận                                Bên làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)                       (Ký, ghi rõ họ tên)                        (Ký, ghi rõ họ tên)

 

4.2 Mẫu 2

 

PHÒNG GD&ĐT ................

TRƯỜNG ........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

Số……/BB - .............. ..........., ngày...tháng...năm...

BIÊN BẢN

BÀN GIAO CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƯỜNG CHO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TRONG THỜI GIAN HÈ NĂM HỌC 20…- 20…

Thời gian bắt đầu: ………………………………………………………………..

Địa điểm: ………………………………………………………………………..

Thành phần tham dự: 1……………………….. – BT Chi bộ- Hiệu trưởng;

  1. ………………………. Phó BT Chi bộ- P. Hiệu trưởng ;
  2. Giáo viên chủ nhiệm các lớp;
  3. Ban kiểm kê cơ sở vật chất nhà trường;
  4. ………………………..- Nhân viên bảo vệ .
  5. Nội dung:

Bàn giao cơ sở vật chất của nhà trường cho nhân viên bảo vệ trong thời gian hè năm học 20….– 20….

* Danh mục và hiện trạng tài sản cố định :

- Gồm : ….phòng học, trong đó có …phòng học nhà …tầng và … phòng học nhà cấp 4. (Hiện trạng và tài sản trong các phòng học như biên bản bàn giao).

- Các phòng còn lại như sau:

+ Phòng làm việc của hội đồng …. phòng: (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo).

+ ….phòng Thư viện + ….thiết bị: chứa tất cả Sách giáo khoa, sách tham khảo và thiết bị dạy và học (có biên bản kèm theo.)

+ …..phòng tin học. (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo).

+ ………Phòng làm việc của Hiệu trưởng và P Hiệu trưởng. (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo).

+ ……. nhà công vụ với ….phòng ở và ……. nhà vệ sinh.

+ Khuân viên nhà trường gồm hệ thống cây cảnh, khẩu hiệu.

+ ….. bộ chìa khóa của tất cả các phòng nói trên được giao cho nhân viên bảo vệ.

  1. Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ:
  2. Quản lý, bảo quản số tài sản như trên trong thời hè để tiếp tục sử dụng trong năm học mới.
  3. Niêm phong chặt các cửa đi và cửa sổ. Cắt cầu giao điện ở các phòng học ở nhà cấp 4 và dãy 2 tầng để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
  4. Nếu có việc gì xảy ra phải báo cáo với Ban giám hiệu, với các đoàn thể trong nhà trường để có hướng xử lý kịp thời.
  5. Nếu có mất mát, hư hỏng số tài sản của nhà trường, bảo vệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
  6. Trong thời gian hè, nhà trường phân công cán bộ quản lý và nhân viên trực theo lịch cụ thể có đính kèm)

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, được thông qua và được sự nhất trí của tất cả các thành viên tham gia.

Biên bản kết thúc vào … giờ …, ngày … tháng …năm 20…./.

ĐẠI DIỆN CÁC BÊN THAM GIA BÀN GIAO

NHÂN VIÊN BẢO VỆ

(Ký và ghi rõ họ tên)

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BAN KIỂM KÊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo