Đây là một trong những giấy tờ quan trọng thường xuyên được sử dụng trong đời sống. Sau đây, ACC xin giới thiệu mẫu biên bản bàn giao tài sản kèm hướng dẫn chi tiết nhất.

1. Các trường hợp nào cần sử dụng biên bản bàn giao?
Trong cuộc sống hiện tại, việc phát sinh các công việc có sự chuyển giao giữa các chủ thể như chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, giấy tờ diễn ra và phát sinh hàng ngày. Để tránh những rủi ro cũng như sự thoái thác trách nhiệm sau khi nhận bàn giao giữa hai bên chúng ta cần phải lập ra một biên bản bàn giao trong một số trường hợp sau:
- Khi các bên bàn giao tài sản, hàng hóa (bên nhận mua tài sản, hàng hóa nhận tài sản, hàng hóa từ bên bán,…) thì cần phải lập biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa.
- Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, chuyển công tác, tai nạn lao động,… người lao động cần phải có biên bản bàn giao công việc lại cho người khác để người khác đảm nhận lại công việc của mình.
Biên bản bàn giao là chứng nhận cho việc hai bên đã tiến hành bàn giao nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, cần phải lập biên bản bàn giao thành hai bản và để mỗi bên giữ một bản.
2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.
Thông thường, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
- Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;
- Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
3. Hướng dẫn cách ghi biên bản bàn giao đúng chuẩn?
Để đảm bảo biên bản bàn giao tài sản chuyên nghiệp thì mẫu biên bản bàn giao tài sản cần phải đảm bảo văn phong của một văn bản hành chính theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Thể thức văn bản
- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
- a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- c) Số, ký hiệu của văn bản.
- d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- e) Nội dung văn bản.
- g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- i) Nơi nhận.
- Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
- a) Phụ lục.
- b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
- Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.”
Theo đó, khi trình bày một biên bản bàn giao cần phải bảo đảm:
- Cần phải ghi cụ thể ngày tháng năm bàn giao
- Thông tin của hai bên cần phải được ghi đầy đủ và chính xác bao gồm:
+ Họ và tên
+ Số CMND/CCCD
+ Ngày tháng năm sinh
+ Địa chỉ
+ Số điện thoại
- Nội dung của tài sản bao gồm:
+ Tên loại tài sản
+ Nội dung bàn giao
+ Giá trị tài sản (có thể trị giá thành tiền bằng chữ hoặc số)
- Chữ ký, xác nhận của hai bên.
4. Mẫu biên bản giao nhận tài sản góp vốn 2023
CÔNG TY … | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN GÓP VỐN
Số: … /2018/BBGNTSGV/…-…
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Điều lệ của Công ty …
Căn cứ vào cam kết góp vốn bằng tài sản của ông … là thành viên góp vốn thành lập Công ty …;
Căn cứ …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại Văn phòng trụ sở chính Công ty …, địa chỉ: …, chúng tôi gồm:
I/ Thành phần:
- Đại diện cho bên giao tài sản góp vốn, gồm có:
- Họ tên: …, là thành viên góp vốn thành lập Công ty …
Năm sinh: …/ …/ …
Giấy chứng minh nhân dân số …, cấp ngày …/ …/ …., tại Công an: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: ….
Điện thoại: …
Email: …
- Họ tên: …
(Ghi các nội dung tiếp theo như ở mục 1(nếu có))
- Đại diện bên nhận tài sản góp vốn, gồm có:
- Họ tên: …, là người đại diện theo pháp luật của Công ty … (sau đây gọi tắt là công ty), mã số doanh nghiệp …, địa chỉ trụ sở chính …;
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
- Họ tên: …
Bộ phận công tác: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
- Họ tên: …
(Ghi các nội dung tiếp theo như ở mục 2 (nếu có))
II/ Nội dung:
- Bên giao tài sản góp vốn (sau đây gọi tắt là bên A) đồng ý giao tài sản góp vốn và bên nhận tài sản góp vốn (sau đây gọi tắt là bên B) đồng ý nhận tài sản góp vốn, theo các nội dung sau đây:
Stt | Tên tài sản | Loại tài sản | Số lượng | Đơn vị tính | Giá trị tài sản (đồng) | Thời điểm giao nhận tài sản | Ghi chú |
1 | … | … | … | … | … | …/ …/ … | |
Cộng |
Tổng giá trị tài sản góp vốn là: … đồng (Bằng chữ: …).
Vốn điều lệ của công ty, tại thời điểm ngày … tháng … năm … là: … đồng (Bằng chữ: …).
Tỷ lệ % của tổng giá trị tài sản góp vốn trong vốn điều lệ của công ty là: …% (Bằng chữ: …).
- Giá trị tài sản góp vốn quy định tại Mục 1 Phần II biên bản này, đã được các thành viên công ty định giá theo nguyên tắc nhất trí tại biên bản định giá tài sản góp vốn ngày … tháng … năm … , đính kèm theo biên bản này.
- Hồ sơ, tài liệu và giấy tờ kèm theo tài sản góp vốn, gồm:
- …
- …
- …
(Thống kê đầy đủ toàn bộ giấy tờ kèm theo tài sản)
- Bên B đã kiểm tra, nhận đầy đủ toàn bộ tài sản góp vốn, hồ sơ, giấy tờ và tài liệu kèm theo tài sản góp vốn quy định tại Mục 1, 2 Phần II của biên bản này.
- Kể từ thời điểm ngày … tháng … năm …, toàn bộ tài sản góp vốn của bên A quy định tại Mục 1 Phần II của biên bản này, thuộc quyền sở hữu của bên B, do bên B chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- … (Ghi nội thêm các nội dung thoả thuận khác (nếu có)).
- Bên A và bên B đã đọc lại biên bản, đồng ý với toàn bộ nội dung biên bản và ký tên, đóng dấu công ty xác nhận biên bản ở dưới đây.
Biên bản giao nhận tài sản góp vốn này, được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau, được giao cho bên A giữ … bản, bên B giữ … bản./.
BÊN NHẬN TÀI SẢN GÓP VỐN
(Chữ ký, họ tên và đóng dấu) … |
BÊN GIAO TÀI SẢN GÓP VỐN
(Chữ ký, họ và tên) … |
Nội dung bài viết:
Bình luận