Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc Mẫu báo cáo thu chi tài chính Đảng.
Mẫu báo cáo thu chi tài chính Đảng
1. Mẫu báo cáo thu chi tài chính Đảng
Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định về báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn: Mẫu B14-TLĐ như sau:
2. Cách Lập báo cáo dự toán thu chi tài chính Đảng
Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 phương pháp lập báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn như sau:
Thứ nhất: Các chỉ tiêu cơ bản
+ Lao động làm căn cứ tính tổng quỹ lương đóng kinh phí công đoàn là lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đến ngày 30/6 năm trước cộng với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến tăng, trừ số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến giảm trong năm.
Đối với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nhưng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa đóng BHXH, Công đoàn cơ sở căn cứ tiền lương trong hợp đồng lao động của đối tượng này để tính quỹ lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.
+ Đoàn viên để tính quỹ lương đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên dự kiến đến ngày 31/12 năm trước, cộng (trừ) số đoàn viên dự kiến tăng, giảm trong năm. Mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thứ hai: Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn
- Cột 1 - Ước thực hiện năm trước: Căn cứ số thực hiện trên sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở, ước tính số thu, chi của thời gian còn lại trong năm để ghi vào các nội dung thu, chi ước của năm trước.
- Cột 2 - Dự toán năm nay: Căn cứ số liệu của từng chỉ tiêu thu, chi ước thực hiện năm trước; căn cứ vào tình hình thực tế về lao động, tiền lương, dự kiến nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng; dự kiến các nội dung chi tiền lương, các khoản đóng theo lương của cán bộ công đoàn chuyên trách, chi phụ cấp cán bộ công đoàn; chi quản lý hành chính; chi hoạt động của ban chấp hành, các nội dung chi khác để xây dựng số liệu cho từng nội dung thu, chi cụ thể.
- Cột 3 - Cấp trên duyệt: Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp căn cứ số liệu trong Báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở lập để phê duyệt các nội dung thu, chi, nộp cấp trên.
Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn:
Mục I. Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ
Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ (Mã số 10): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ của năm trước.
Mục II. Phần thu
- Thu Đoàn phí công đoàn (Mã số 22): Căn cứ vào quỹ lương đóng ĐPCĐ và mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thu Kinh phí công đoàn (Mã số 23): Đối với đơn vị được phân cấp thu, căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong năm. Đối với đơn vị không được phân cấp thu thì không phải phản ánh.
- Các khoản thu khác (Mã số 25 = Mã số 25.01 + Mã số 25.02)
+ Chuyên môn hỗ trợ (Mã số 25.01): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ số chuyên môn hỗ trợ năm trước và số ước trong năm dự toán.
+ Thu khác (Mã số 25.02): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ trên số thu khác năm trước và số ước trong năm dự toán.
- Tài chính công đoàn cấp trên cấp (Mã số 28):
+ Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối (Mã số 28.01): Căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp trong năm nhân với tỷ lệ KPCĐ công đoàn cơ sở được sử dụng theo quy định của Tổng Liên đoàn.
+ Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ (Mã số 28.02): Căn cứ vào nguồn tài chính công đoàn của đơn vị và số chi hoạt động công đoàn trong năm để đề nghị cấp trên cấp hỗ trợ.
- Nhận bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 40): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi các công đoàn bộ phận này từ đơn vị công đoàn khác chuyển đến.
Mục III. Phần chi
- Từ mã số 31 đến mã số 37: Căn cứ vào nguồn kinh phí hiện có và số kinh phí được sử dụng trong năm và hoạt động công đoàn của đơn vị để phản ánh số chi cho phù hợp với quy định của các cấp công đoàn.
- ĐPCĐ, KPCĐ đã nộp cấp trên quản lý trực tiếp (Mã số 39): Căn cứ vào nguồn kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trong năm dự toán được phân cấp thu nhân với tỷ lệ nộp cấp trên theo quy định của TLĐ.
- Bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 42): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi có sự bàn giao các công đoàn bộ phận này cho các đơn vị công đoàn khác.
Mục IV. Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ
- Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ (Mã số 50): Phần chênh lệch giữa chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ, Phần thu với Phần chi.
Mục V. Dự phòng
- Kinh phí dự phòng (Mã số 70): Căn cứ số thu tài chính công đoàn, số chi tài chính công đoàn và quy định định của Tổng Liên đoàn để phản ánh số dự phòng tài chính.
3. Mẫu báo cáo quyết toán thu chi tài chính Đảng
Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định báo cáo quyết toán thu chi tài chính công đoàn: Mẫu B07-TLlĐ như sau:
4. Cách thức lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính Đảng
Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 phương pháp lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính Đảng như sau:
Cơ sở số liệu để lập báo cáo Quyết toán: Cuối kỳ kế toán, kế toán cộng sổ, kiểm tra đối chiếu giữa các sổ chi tiết. Số liệu cộng sổ thu - chi tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng để lập báo cáo quyết toán thu - chi tài chính công đoàn của công đoàn cơ sở.
- Thứ nhất: Các chỉ tiêu cơ bản
+ Số lao động làm căn cứ tính tổng quỹ lương đóng kinh phí công đoàn là lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (lao động lấy tại thời điểm 31/12 năm trước cộng số lao động bình quân tăng hoặc giảm trong năm), tiền lương tổng hợp chung của các tháng trong năm theo đúng số liệu lao động thuộc đối tượng đóng BHXH.
+ Đoàn viên để tính quỹ lương đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên tại thời điểm 31/12 của năm lập báo cáo tài chính. Quỹ tiền lương làm căn cứ tính đóng đoàn phí là quỹ tiền lương tổng hợp của từng tháng.
- Thứ hai: Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn
Các chỉ tiêu thu, chi tài chính:
Số liệu cộng sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở của từng khoản Mã số, được đưa vào báo cáo quyết toán thu - chi tài chính công đoàn cơ sở theo từng khoản Mã số tương ứng.
Mục I: Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ (Mã số 10): Là số tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ trên báo cáo quyết toán năm trước chuyển sang được ghi trên sổ S82. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số dư có trên tài khoản 4316 tại thời điểm kết thúc năm trước liền kề.
Mục II. Phần thu
- Thu Đoàn phí công đoàn (Mã số 22): Căn cứ tổng số tiền đoàn phí của đoàn viên đóng trong năm được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 337861 và được áp mục 22.
- Thu Kinh phí công đoàn (Mã số 23): Đối với đơn vị được phân cấp thu, căn cứ tổng số tiền kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp nộp được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 337862 và được áp mục 23.
- Các khoản thu khác (Mã số 25 = Mã số 25.01 + Mã số 25.02)
+ Chuyên môn hỗ trợ (Mã số 25.01): Căn cứ vào số tiền mà doanh nghiệp, đơn vị đã hỗ trợ cho công đoàn cơ sở trong năm quyết toán được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 5168 và được áp mục 25.01.
+ Thu khác (Mã số 25.02): Căn cứ vào số tiền thu khác ngoài các nội dung trên như thu lãi tiền gửi,... được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 5168 và được áp mục 25.02.
- Tài chính công đoàn cấp trên cấp (Mã số 28):
+ Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối (Mã số 28.01): Căn cứ tổng số tiền kinh phí công đoàn được phân phối do cấp trên cấp trả được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 13881 và được áp mục 27.01.
+ Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ (Mã số 28.02): Căn cứ tổng số tiền đã được cấp trên hỗ trợ cho hoạt động công đoàn của đơn vị được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 4316 và được áp mục 27.02.
- Nhận bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 40): Căn cứ vào số tiền đã nhận bàn giao tài chính công đoàn từ công đoàn khác về đơn vị mình theo biên bản bàn giao. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Có tài khoản 4361 được áp mục 40.
Mục III. Phần chi
- Từ mã số 31 đến mã số 37: Căn cứ tổng số tiền tài chính công đoàn đã chi được phản ánh trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Nợ trên tài khoản 6113 và được áp mục tương ứng.
- ĐPCĐ, KPCĐ đã nộp cấp trên quản lý trực tiếp (Mã số 39): Căn cứ tổng số tiền tài chính công đoàn đã thực nộp cho công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp về đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn trong kỳ báo cáo được ghi trên sổ S82 với mã tương ứng. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Nợ tài khoản 33881 được áp mục 39.
- Bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 42): Căn cứ vào số tiền đã bàn giao về cho công đoàn khác theo biên bản bàn giao. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số phát sinh bên Nợ tài khoản 4361 được áp mục 42.
Mục IV. Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ
- Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ (Mã số 50): Phần chênh lệch giữa chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ, Phần thu với Phần chi.
= Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ + Tổng cộng thu - Tổng cộng chi
Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số dư bên Có tài khoản 4361 cuối kỳ kế toán.
Mục V. ĐPCĐ, KPCĐ phải nộp cấp trên trực tiếp
ĐPCĐ, KPCĐ phải nộp cấp trên trực tiếp (Mã số 60): Kinh phí phải nộp cấp quản lý trực tiếp căn cứ vào số tổng cộng trên sổ S82 của Công đoàn cơ sở. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là tổng số phát sinh bên Nợ tài khoản 33881 và được áp mục 60.
Thứ ba:
- Thuyết minh: Phân tích số tích lũy tài chính đầu kỳ, tích lũy tài chính cuối, kỳ: bao gồm tiền mặt, tiền gửi; thuyết minh các nội dung khác trên báo cáo.
Như vậy, phương pháp lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính Đảng được hướng dẫn cụ thể như trên.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Mức xử phạt khi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, như sau:
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5.2. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 29 Luật kế toán 2015 quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế toán, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định.
5.3. Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?
Hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
– Báo cáo tài chính tình hình kinh doanh
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
– Bản cân đối tài khoản
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5.4. Thời hạn muộn nhất để nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp là khi nào?
Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Như vậy, bài viết trên đây ACC đã chia sẻ với các bạn về Mẫu báo cáo thu chi tài chính Đảng. Mong rằng, bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn thuận lợi vượt qua mùa báo cáo tài chính năm nay. Mọi thắc mắc hay thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi, ACC với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ hộ trợ bạn kịp thời và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận