Mẫu báo cáo tài chính đại hội chi bộ [Chi tiết 2024]

Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Sau đây, ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc Mẫu báo cáo tài chính đại hội chi bộ. Hãy cùng ACC tìm hiểu nhé!

Doanh Nghiep Khong Phat Sinh Doanh Thu Co Phai Nop Bao Cao Tai Chinh Khong

Mẫu báo cáo tài chính đại hội chi bộ

1. Khái niệm về Báo cáo tài chính

Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định, báo cáo tài chính (tiếng Anh là: Financial Statement) “là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Hiện nay, báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam. Theo định kỳ thời hạn quy định của pháp luật, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực và chính xác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với từng loại hình, quy mô doanh nghiệp mà thời hạn nộp báo cáo và số lượng báo cáo riêng phù hợp.

Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Trong báo cáo tài chính sẽ có những thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, doanh thu, thu nhập khác…; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.

2. Báo cáo tài chính tiếng Anh là gì?

Báo cáo tài chính tiếng Anh là “Financial Statement”, là bảng thông tin tổng hợp tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định (theo quý hoặc theo năm). Nói cách khác, nó ghi chép lại hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.

Theo thông tư 200 của Bộ Tài chính, Bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of income)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements)

3. Mục đích của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

– Tài sản;

– Nợ phải trả;

– Vốn chủ sở hữu;

– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

– Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

4. Đối tượng áp dụng báo cáo tài chính

Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính bao gồm:

– Đối tượng lập BCTC năm:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

– Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;

+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp.

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

5. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những vai trò quan trọng của báo cáo tài chính có thể kể tới như:

- Cung cấp chỉ tiêu kinh tế, tài chính để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, từ đó đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Là cơ sở để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

- Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Báo cáo tài chính không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Đó là:

- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: Cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Giúp đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

- Đối với người lao động: Giúp người lao động hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

6. Mẫu báo cáo tài chính đại hội chi bộ

ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ…..

LẤN THỨ…… (NHIỆM KỲ 2020- 2025)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

…….., ngày… tháng… năm….

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ

TRÌNH ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ LẦN THỨ ….. (NHIỆM KỲ …….)

—–

PHẦN I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI

CHI, ĐẢNG BỘ …., NHIỆM KỲ …..

(Bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ …. để đánh giá)

* Bối cảnh triển khai thực hiện (Nêu rõ những nhân tố có ảnh hưởng, tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ ……)

– Thuận lợi

– Khó khăn

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu (đánh giá thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội của chi, đảng bộ đề ra trong nhiệm kỳ. Thống nhất lấy kết quả thực hiện 05 năm ….., để đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cụ thể trên các lĩnh vực được đề ra trong Nghị quyết)

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác quốc phòng, an ninh:

Cấp ủy các chi, đảng bộ căn cứ nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ nhiệm kỳ …………, các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch, đề án để đánh giá, cụ thể:

1.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Cấp ủy xác định vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở để đánh giá ( so sánh chỉ tiêu trong Đại hội nhiệm kỳ …………).

1.2. Công tác quốc phòng, an ninh

Tình hình và kết quả công tác bảo đảm an ninh chính trị; trật tự an toàn cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tăng cường quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.

2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

– Tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng

– Công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội

– Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với cam kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII

– Kết quả thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp. Việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức. Bản lĩnh chính trị của Đảng, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trước những khó khăn, thách thức trong tình hình mới.

– Vấn đề đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng.

3. Công tác tổ chức, xây dựng Đảng; gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3.1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)

– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

– Việc đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

3.2. Công tác tổ chức, cán bộ; sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các nghị quyết, kết luận của Trung ương

– Công tác tổ chức, cán bộ

+ Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp cán bộ và quy trình của công tác cán bộ.

+ Công tác quy hoạch cán bộ.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ,….

+ Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy.

+ Kết quả thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và kỷ luật cán bộ

– Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.3. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.

– Công tác kiện toàn cấp ủy chi, đảng bộ cơ sở.

– Công tác sắp xếp tổ chứcĐảng gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

– Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Quy định, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; nhất là chất lượng sinh hoạt của các chi, đảng bộ cơ sở.

– Công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

– Công tác kết nạp đảng viên mới

– Công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vướng mắc, bất cập của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay; quản lý đảng viên đi công tác ở nước ngoài.

– Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.

4. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

– Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

– Kết quả công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng; trọng tâm kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế, yếu kém sau kiểm điểm nghị quyết Trung ương 4(khóa XII).

– Công tác tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

– Việc tổ chức học tập và thực hiện các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; việc cụ thể hóa thành các quy định của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

– Việc xử lý cấp ủy, đảng viên vi phạm.

– Đánh giá kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.

5. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

– Kết quả việc thực hiện nghị quyết chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

– Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

– Việc tự phát hiện tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”; Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thu hồi tài sản tham nhũng.

6. Công tác dân vận của Đảng và các tổ chức đoàn thể vững mạnh

– Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Thực hiện công tác dân vận; thực hiện dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại với dân; giải quyết những bức xúc, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

– Thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; giải quyết các công việc có liên quan đến dân, hạn chế tồn đọng đơn thư khiếu nại kéo dài.

– Việc Lãnh đạo củng cố tổ chức bộ máy của các đoàn thể (tổ chức Công đoàn và tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh cơ sở)

7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở.

– Thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của cấp ủy.

– Xác định nội dung, công việc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và những kết quả đã đạt được.

– Ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình cụ thể hóa nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy khối…

III- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá ưu điểm tổng quát(bám sát các định hướng cơ bản để đánh giá trên các lĩnh vực cụ thể, những nội dung cơ bản thuộc chủ đề Đại hội chi, đảng bộ cơ sở).

2. Những hạn chế, yếu kém

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được

– Nguyên nhân khách quan

– Nguyên nhân chủ quan

3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ( chủ yếu nêu nguyên nhân chủ quan).

4. Một số kinh nghiệm (nêu một số kinh nghiệm chính qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ vừa qua)

Như vậy, bài viết trên đây ACC đã chia sẻ với các bạn về Mẫu báo cáo tài chính đại hội chi bộ. Mong rằng, bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn thuận lợi vượt qua mùa báo cáo tài chính năm nay. Mọi thắc mắc hay thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi, ACC với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ hộ trợ bạn kịp thời và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo