Vấn đề tài chính trong công ty là vấn đề cần có sự kiểm soát chặt chẽ. Cùng ACC tìm hiểu về Mẫu báo cáo tài chính cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cơ sở pháp lý nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ, vừa
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01a - DNN |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNN |
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN |
2. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNNKLT |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNNKLT |
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN |
3. Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNSN |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNSN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNSN |
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Theo đó, căn cứ vào quy định trên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng giả định hoạt động liên tục lập Báo cáo tình hình tài chính theo mẫu B01a-DNN, trường hợp do nhu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng mẫu B01b-DNN để thay thế cho mẫu B01a-DNN.
Như vậy, bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo thông tư 133/2016/TT-BTC gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính mẫu B01a-DNN hoặc B01b-DNN tùy theo nhu cầu quản lý
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B02-DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B09-BNN
- Bảng cân đối tài khoản mẫu F01-DNN (Gửi cơ quan thuế)
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, lập bộ báo cáo tài chính giành riêng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục nêu trên. Doanh nghiệp siêu nhỏ bắt buộc lập báo cáo tài chính dành riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ, không được lựa chọn áp dụng chế độ báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
Thêm vào đó, theo thông báo của Tổng cục thuế, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2017 của doanh nghiệp là ngày 31/01/2018, tuy nhiên ngày 31/03/2018 là ngày thứ 7, cơ quan thuế thông báo thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2017 là hết ngày thứ 2 (02/04/2018).
3. Mẫu Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất
Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa về nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Ban hành kèm theo thông tư là Bộ biểu mẫu kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có Mẫu Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất.
TẢI TẠI ĐÂY: BÁO-CÁO-TÌNH-HÌNH-TÀI-CHÍNH
Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: …………………………… |
Mẫu số B01a – DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tại ngày… tháng … năm …
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Đơn vị tính: ………….
CHỈ TIÊU | Mã số | Thuyết minh | Số cuối năm | Số đầu năm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
TÀI SẢN | ||||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
II. Đầu tư tài chính | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 122 | |||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 123 | |||
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (*) | 124 | (…) | (…) | |
III. Các khoản phải thu | 130 | |||
1. Phải thu của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán | 132 | |||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 133 | |||
4. Phải thu khác | 134 | |||
5. Tài sản thiếu chờ xử lý | 135 | |||
6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) | 136 | (…) | (…) | |
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giả hàng tồn kho (*) | 142 | (…) | (…) | |
V. Tài sản cố định | 150 | |||
– Nguyên giá | 151 | |||
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) | 152 | (…) | (…) | |
VI. Bất động sản đầu tư | 160 | |||
– Nguyên giá | 161 | |||
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) | 162 | (…) | (…) | |
VII. XDCB dở dang
VIII. Tài sản khác 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2. Tài sản khác |
170
180 181 182 |
|||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130+140+150+160+170+180) |
200 | |||
NGUỒN VỐN | ||||
I. Nợ phải trả
1. Phải trả người bán 2. Người mua trả tiền trước 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4. Phải trả người lao động 5. Phải trả khác 6. Vay và nợ thuê tài chính 7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 8. Dự phòng phải trả 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu |
300
311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 400 411 412 413 |
|||
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
414
415 416 417 |
(…) | (…) | |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (500=300+400) |
500 |
NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) |
KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) |
Lập, ngày … tháng … năm … NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Nội dung bài viết:
Bình luận