Mẫu báo cáo tài chính bằng tiếng Anh [Chi tiết 2024]

Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Sau đây, ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc mẫu báo cáo tài chính bằng tiếng anh. Hãy cùng ACC tìm hiểu nhé!

Bao Cao Tai Chinh Tieng Anh A

Mẫu báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

1. Khái niệm về Báo cáo tài chính

Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định, báo cáo tài chính (tiếng Anh là: Financial Statement) “là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Hiện nay, báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam. Theo định kỳ thời hạn quy định của pháp luật, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực và chính xác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với từng loại hình, quy mô doanh nghiệp mà thời hạn nộp báo cáo và số lượng báo cáo riêng phù hợp.

Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Trong báo cáo tài chính sẽ có những thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, doanh thu, thu nhập khác…; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.

2. Báo cáo tài chính tiếng Anh là gì?

Báo cáo tài chính tiếng Anh là “Financial Statement”, là bảng thông tin tổng hợp tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định (theo quý hoặc theo năm). Nói cách khác, nó ghi chép lại hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.

Theo thông tư 200 của Bộ Tài chính, Bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of income)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements)

3. Mục đích của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

– Tài sản;

– Nợ phải trả;

– Vốn chủ sở hữu;

– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

– Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

4. Đối tượng áp dụng báo cáo tài chính

Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính bao gồm:

– Đối tượng lập BCTC năm:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

– Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;

+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp.

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

5. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những vai trò quan trọng của báo cáo tài chính có thể kể tới như:

- Cung cấp chỉ tiêu kinh tế, tài chính để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, từ đó đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Là cơ sở để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

- Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Báo cáo tài chính không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Đó là:

- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: Cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Giúp đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

- Đối với người lao động: Giúp người lao động hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

6. Mẫu báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

xxx COMPANY LIMITED BALANCE SHEETAs at December 31, 2022

This statement should be read together with the Notes to the Financial Statement  Form no. B01-DN

(Currency: VND)

ASSETS Code Notes December 31, 2022 January 01, 2022Restated
1 2 3 4 5
A. Current assets
(100 = 110+120+130+140+150)(Tài sản ngắn hạn)
100  
I. Cash and cash equivalents

(Tiền mặt và các khoản tương đương tiền)

110 V.01
1. Cash 111
2. Cash equivalents 112
II. Short-term financial investments

(Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) 

120  
1. Held for trading Securities 121
2. Provision for devaluation of held for trading securities 122
3. Held to maturity investments 123
III. Current receivables

(Các khoản phải thu hiện tại)

130  
1. Current trade receivables 131 V.02
2. Current advanced payments to suppliers 132 V.03
3. Intra-company current receivables 133
4. Receivables based on stages of construction contract schedule 134
5. Current loans receivable 135
6. Other current receivables 136 V.04
7. Provision for current doubt debts 137
8. Shortage of assets awaiting solution 139
IV. Inventories

(Hàng tồn kho)

140  
1. Inventories 141 V.05
2. Provision for devaluation of inventories 149
V. Other current assets

(Tài sản ngắn hạn khác)

150  
1. Current prepaid expenses 151
2. Deductible VAT 152
3. Tax and other receivables from the State 153
4. Government bond trading transaction 154
5. Other current assets 155
B. Non-current assets

(200 = 210+220+240+250+260)

(Tài sản dài hạn)

200  
I. Non-current receivables

(Các khoản phải thu dài hạn)

210    
1. Non-current trade receivables 211
2. Non-current advanced payments to suppliers 212
3. Working capital provided to sub-units 213
4. Intra-company non-current receivables 214
5. Non-current loan receivables 215
6. Other non-current receivables 216
7. Provision for non-current doubt debts 219
II. Fixed assets 220
1. Tangible fixed assets 221 V.06
Cost 222
Accumulated depreciation 223
2. Finance lease fixed assets 224  
Cost 225
Accumulated depreciation 226
3. Intangible fixed asset 227
Cost 228
Accumulated depreciation 229
III. Investment property 230  
Cost 231
Accumulated depreciation 232
IV. Non-current property in progress 240  
1. Non-current work in progress 241
2. Construction in progress 242 V.07
V. Non-current financial investments 250    
1. Investments in subsidiaries 251
2. Investments in associates and joint-ventures 252
3. Investments in equity of other entities 253
4. Provision for devaluation of non-current financial investments 254
5. Held to maturity investments 255
VI. Other non-current assets 260
1. Non-current prepaid expenses 261
2. Deferred income tax assets 262
3. Non-current equipment, supplies and spare parts for replacement 263
4. Other non-current assets 268
  Total assets

(270 = 100+200)

270    
RESOURCES Code Notes December 31, 2022 January 01, 2022Restated
1 2 3 4 5
A. Liabilities
(300 = 310+330)(Nợ phải trả)
300  
1. Current liabilities 310  
1. Current trade payables 311 V.08
2. Current deferred revenue 312 V.09
3. Tax and payables to the State 313 V.10
4. Payables to employees 314
5. Current payable expenses 315 V.11
6. Intra-Company current payables 316
7. Payables based on stages of construction contract schedule 317
8. Current unrealized revenue 318
9. Other current payables 319 V.12
10. Current loans and finance lease liabilities 320 V.13
11. Provision for current payables 321
12. Bonus, welfare fund 322
13. Price stabilization fund 323
14. Government bond purchased for resale 324
II. Non-current liabilities 330  
1. Non-current trade payables 331
2. Non-current deferred revenue 332
3. Non-current payable expenses 333
4. Intra-company payables for operating capital received 334
5. Non-current payables 335
6. Non-current unrealized revenue 336
7. Other non-current payables 337
8. Non-current loans and finance lease liabilities 338 V.14
9. Transition bonds 339
10. Preference stocks 340
11. Deferred income tax payable 341
12. Provision for non-current payables 342
13. Science and technology development fund 343
B. Owners’ equity (400 = 410 + 430) 400
I. Owners’ equity 410 V.15
1. Paid-in capital 411
2. Capital surplus 412
3. Conversion option on convertible bonds 413
4. Owners’ other capital 414
5. Treasury stocks 415
6. Differences upon asset revaluation 416
7. Exchange rate differences 417
8. Development investment fund 418
9. Enterprise reorganization assistance fund 419
10. Other equity fund 420
11. Undistributed profit after tax 421
Undistributed profit after tax brought forward 421a  
Undistributed profit after tax for the current period 421b  
12. Construction investment fund 422  
II. Other funds 430  
1. Funds 431
2. Funds that form fixed assets 432
Total resources (440 = 300+400) 440  

Ho Chi Minh City, March 21, 2016                                                                                         

Director
(signed & sealed)
Chief Accountant
(signed)
Preparer
(signed)

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Mức xử phạt khi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm là bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, như sau:

  1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

7.2. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 29 Luật kế toán 2015 quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế toán, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định.

7.3. Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?

Hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
– Báo cáo tài chính tình hình kinh doanh
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
– Bản cân đối tài khoản
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

7.4. Thời hạn muộn nhất để nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp là khi nào?

Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Như vậy, bài viết trên đây ACC đã chia sẻ với các bạn về Mẫu báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Mong rằng, bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn thuận lợi vượt qua mùa báo cáo tài chính năm nay. Mọi thắc mắc hay thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi, ACC với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ hộ trợ bạn kịp thời và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo