Mẫu báo cáo nhanh sự cố là gì? Mẫu gồm những nội dung nào? Nội dung của mẫu báo cáo ra sao, như nào, cần có những gì thì vẫn còn nhận được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa mẫu báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng là gì?
Mẫu báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về sự cố công trình xây dựng. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin công trình xây dựng.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Mẫu bản báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng là mẫu bản báo cáo thường được lập ra để báo cáo nhanh về sự cố công trình xây dựng.
Mẫu bản báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng gồm những nội dung sau:
+ Thông tin cá nhân, tổ chức báo cáo
+ Nội dung báo cáo
2. Phân cấp sự cố trong quá trình thi công, khai thác, sử dụng xây dựng
Theo quy định của Nghị định số Số: 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định: cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
Tại Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình:
Thứ nhất: Sự cố cấp I bao gồm:
- a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
- b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
Thứ hai: Sự cố cấp II bao gồm:
- a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người;
- b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.
Thứ ba: Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng nêu trên.
Về vấn đề báo cáo sự cố công trình xây dựng
+ Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
+ Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người.
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
+ Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo quy định trên.
3. Hồ sơ Báo cáo sự cố công trình xây dựng
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung như sau:
– Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung nhứ sau: Tên công trình và các hạng mục công trình xảy ra sự cố, địa điểm xây dựng công trình và thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản, sơ bộ về nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
– Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố theo quy định
– Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
– Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố công trình xây dựng
4. Mẫu báo cáo nhanh sự cố công trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
Số: ………….
[Địa danh], ngày …… tháng ….. năm …..
BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi:
- [tên cơ quan cấp trên]
- [tên UBND cấp xã]
- [tên UBND cấp huyện]
- [tên UBND cấp tỉnh]
- Bộ Xây dựng (nếu có người chết hoặc bị thương hoặc có tai nạn lao động)
- Tên công trình: ……………………..
- Vị trí xây dựng: ………………….
- Các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng:
- a) Nhà thầu khảo sát xây dựng: ……………………..
- b) Nhà thầu thiết kế xây dựng: ……………………..
- c) Nhà thầu thi công xây dựng: ……………………..
- d) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng: ……………………..
- Mô tả nội dung sự cố:
- a) Mô tả sơ bộ về sự cố: ……………………..
- b) Tnh trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố: ……………………..
- c) Thời điểm xảy ra sự cố: ……………………..
- Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất:
- a) Tình hình thiệt hại về người, về vật chất: ………………………
- b) Về nguyên nhân sự cố: ……………
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
NGƯỜI BÁO CÁO
[Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu]
Trên đây là một số thông tin về mẫu báo cáo sự cố . Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận