1. Sổ hộ tịch là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3.
2. Ý nghĩa của sổ hộ tịch
Khoản 1 Điều 58 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau: "1. Sổ hộ tịch là cơ sở pháp lý để tổng hợp, cập nhật, chỉnh lý thông tin hộ tịch của người dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Mỗi loại giấy tờ hộ tịch phải được ghi thành 01 cuốn, các trang phải đóng dấu giáp lai; Sổ hộ tịch được lưu giữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật."
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu nhánh, được thiết lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
Dấu giáp lai là con dấu được đóng vào lề trái hoặc lề phải của văn bản gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về dấu giáp lai đều đảm bảo tính xác thực của từng văn bản và ngăn chặn sự thay đổi nội dung văn bản, tài liệu dù có sai sót.
3. Mất sổ hộ tịch phải làm sao?
- Theo quy định tại Điều 76 Luật Hộ tịch 2014 và Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc đăng ký khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, nhưng nếu sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch bị mất thì được đăng ký lại.
- Như vậy, có thể thấy việc đăng ký lại vào sổ hộ tịch phải đáp ứng 2 điều kiện:
- Thứ nhất, đăng ký khai sinh trước năm 2016.
- Thứ hai, giấy khai sinh và sổ hộ tịch bị mất.
- Do đó quý bạn đọc cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì được đăng ký lại khai sinh và được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
- Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh: Theo Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, hộ tịch trước đây có trách nhiệm đăng ký lại việc khai sinh, hộ tịch.
Trên đây là phần giải đáp của ACC cho vấn đề về "Mất sổ hộ tịch, phải làm sao?". Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận