Giấy phép kinh doanh là văn bản pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh của cá nhân, nhóm cá nhân hay một tổ chức là hợp pháp. Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, bởi nhiều lý do mà không may bạn đã làm thất lạc giấy đăng ký kinh doanh. Vậy mất giấy phép kinh doanh phải làm sao? Làm lại giấy phép kinh doanh trong bao lâu? Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không?
1. Kinh doanh trong trường hợp nào phải có giấy phép?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu chưa đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.
Trong đó, thương nhân là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành nghề, địa bàn và các hình thức mà pháp luật không cấm.
Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh như cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… Nhưng mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người biết đến là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
- Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp).
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến… không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện (khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
- Cá nhân buôn bán rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc… không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP)…
Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).
2. Kinh doanh không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các vi phạm về đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:
STT |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt |
Căn cứ |
1 |
Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký | 50 - 100 triệu đồng
Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp |
Điểm a khoản 4 Điều 46 |
2 |
Vẫn kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động |
50 - 100 triệu đồng |
Điểm b khoản 4 Điều 46 |
3 |
Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh |
15 - 20 triệu đồng |
Điểm a khoản 2 Điều 48 |
4 |
- Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền
- Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký
|
05 - 10 triệu đồng |
Điểm b, c khoản 1 Điều 62 |
5 |
Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng |
10 - 20 triệu đồng |
Điểm b khoản 2 Điều 62 |
6 |
Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký |
05 - 10 triệu đồng |
Điểm c khoản 1 Điều 63 |
Tóm lại, kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức như trên. Hiện nay, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng không quá phức tạp, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh phải đăng ký doanh để không bị phạt tiền.
3. Cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có bị xử phạt bổ sung không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
d) Trục xuất.
...
Theo đó, đối với hành vi kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Việc áp dụng hình thức đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
...
Các điều khoản xử phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tại Nghị định này không quy định hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Ví dụ: hành vi hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Điều này không quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng tùy trường hợp mà người có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu trên.
4. Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không?
– Nhiều cá nhân, doanh nghiệp lo lắng sợ bị các cơ quan chức năng phạt khi giấy phép kinh doanh của mình bị mất hoặc hư hỏng. Đừng lo lắng, mất giấy phép kinh doanh hoàn toàn không bị phạt, nhưng nó sẽ gây phiền phức trong quá trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của cơ quan chức năng, ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục vay vốn ngân hàng, đăng ký dịch vụ viễn thông…
– Ngay sau khi phát hiện mất giấy phép đăng ký kinh doanh, Hộ kinh doanh/ doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan cấp giấy phép. Trong đó có làm văn bản nêu rõ lý do tại sao. Có rất nhiều loại giấy phép kinh doanh nên tùy vào mình đăng ký giấy phép kinh doanh đó ở đâu thì sẽ liên hệ cơ quan đó để làm hồ sơ.
Một số loại giấy phép nếu bị mất thì sẽ liên hệ cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xin cấp lại:
+ Nếu mất Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì liên hệ phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện;
+ Nếu mấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì liên hệ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố.
+ Nói chung đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu thì sẽ liên hệ tại đó để cấp lại giấy phép. Còn rất nhiều loại giấy phép khác như: Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm, Giấy phép PCCC, Giấy phép kinh doanh lữ hành..v..v…
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép kinh doanh. Hồ sơ này bao gồm những thành phần sau:
– Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
– Đơn trình bày lý do về việc mất giấy phép kinh doanh hoặc Xác nhận của cơ quan công an về việc đã khai báo mất Giấy phép kinh doanh của bạn (Nếu cơ quan cấp phép yêu cầu);
– Giấy giới thiệu/Ủy quyền cho đơn vị/cá nhân khác thực hiện thủ tục hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh;
Đối với doanh nghiệp:
Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
+ Đơn trình bày lý do về việc mất giấy phép kinh doanh hoặc Xác nhận của cơ quan công an về việc đã khai báo mất Giấy phép kinh doanh của bạn (Nếu cơ quan cấp phép yêu cầu);
+ Giấy giới thiệu/Ủy quyền cho đơn vị/cá nhân khác thực hiện thủ tục hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh;
Cơ quan tiếp nhận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.
Thời gian xử lý: Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho chủ kinh doanh. Trong vòng 03 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy phép kinh doanh, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số Giấy phép kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh không đúng thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho chủ kinh doanh để hoàn chỉnh hồ sơ để được xem xét cấp lại.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh đới với tổ chức, doanh nghiệp trong nước là gì?
Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:
Điều kiện về cơ sở vật chất như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật
Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ
6.2 Nội dung Giấy phép kinh doanh ?
Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường GPKD bao gồm các nội dung sau:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
– Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;
– Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
– Thời hạn của giấy phép;
– Các nội dung khác.
6.3 Đối tượng nào được cấp Giấy phép kinh doanh ?
Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
6.4 Xử phạt hành vi kinh doanh không có giấy phép đăng ký kinh doanh là bao nhiêu ?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận