1. Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Như vậy, mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số thuế.
2. Quy định về cấu trúc mã số thuế
Cấu trúc mã số thuế theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định như sau:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
3. Quy định về mã số doanh nghiệp
Quy định về mã số doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
- Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
- Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm với doanh nghiệp
Các hành vi bị nghiêm cấm với doanh nghiệp theo Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 gồm:
- Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
- Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
- Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Mã số doanh nghiệp là gì?
Trả lời: Mã số doanh nghiệp (hay còn gọi là mã số thuế) là một chuỗi số được cấp cho mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh để xác định và theo dõi các hoạt động liên quan đến thuế và quản lý tài chính.
Câu hỏi 2: Mã số doanh nghiệp có vai trò gì?
Trả lời: Mã số doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc định danh và quản lý thông tin về doanh nghiệp. Nó được sử dụng để liên kết thông tin thuế, tài chính và quản lý của doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, đặc biệt trong việc nộp thuế và báo cáo tài chính.
Câu hỏi 3: Ai cấp mã số doanh nghiệp?
Trả lời: Mã số doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan thuế của quốc gia hoặc khu vực tương ứng. Ở nhiều quốc gia, cơ quan này thường là Cục Thuế hoặc cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để đăng ký và nhận mã số doanh nghiệp?
Trả lời: Để đăng ký và nhận mã số doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các bước sau:
-
Chuẩn bị hồ sơ: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ về thông tin doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện pháp luật, vốn điều lệ...
-
Nộp đơn đăng ký: Nộp đơn đăng ký kèm theo hồ sơ tới cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền.
-
Xem xét và kiểm tra hồ sơ: Cơ quan thuế sẽ xem xét và kiểm tra hồ sơ đăng ký. Sau khi hoàn tất kiểm tra, họ sẽ cấp mã số doanh nghiệp.
-
Nhận mã số doanh nghiệp: Khi hồ sơ được xem xét và chấp thuận, bạn sẽ nhận được mã số doanh nghiệp cùng với các thông tin liên quan.
Nội dung bài viết:
Bình luận