Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh. Vậy mã ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành
Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:
- Đối với công ty thành lập trước 10/2018 có ngành nghề kinh doanh ghi nhận theo hệ thống mã ngành cũ phải đăng ký cập nhật lại mã ngành mới – Khi chưa cập nhật doanh nghiệp vào cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống note đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
- Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã nêu. Đây cũng là lý do người soạn hồ sơ thành lập công ty phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
- Khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh các bạn có thể gặp một số vướng mắc như:
- Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí, .
- Một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.
- Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
- Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.
>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin tại Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
2. Mã ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm
Nhóm ngành bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó:
46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm
Nhóm này gồm:
- Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa;
- Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác;
- Bán buôn văn phòng phẩm.
Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).
>> Tham khảo thêm thông tin tại bài viết Thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm
3. Cách ghi ngành nghề kinh doanh công ty sao cho chuyên nghiệp?
Ngành nghề luôn giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp do đó ghi ngành nghề kinh doanh khoa học sẽ giúp đối tác đánh giá doanh nghiệp tốt hơn. Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh bao gồm
- Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.
- Doanh nghiệp nên xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như về website, an ninh trật tự,... để đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con.
- Doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề nhìn sẽ rối mắt bởi theo thủ tục đăng ký kinh doanh online bạn có thể ngồi nhà mà vẫn thực hiện được thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
4. Kinh doanh văn phòng phẩm có bao gồm cả cung cấp thiết bị văn phòng không?

Kinh doanh văn phòng phẩm thường bao gồm cả việc cung cấp thiết bị văn phòng, vì đây là một phần của sản phẩm văn phòng phẩm. Các sản phẩm văn phòng phẩm không chỉ bao gồm giấy, bút, mực in, mà còn có thể bao gồm các thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy, và các phụ kiện khác.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thiết bị văn phòng, có thể cần phải xem xét mã ngành liên quan đến thiết bị văn phòng, vì đây có thể được phân vào nhóm ngành khác trong hệ thống phân loại ngành nghề kinh tế. Do đó, mã ngành đăng ký cần phản ánh đúng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
>> Ngoài ra, nếu còn thắc mắc liên quan Báo cáo thuế cho kinh doanh văn phòng phẩm, các bạn có thể liên hệ luật ACC để được cung cấp thêm thông tin chi tiết
5. Câu hỏi thường gặp
Có yêu cầu về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm không?
Hiện tại, đối với doanh nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm, không có yêu cầu về vốn tối thiểu cụ thể theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo vốn đủ để hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính liên quan, như thuê mặt bằng, mua sắm hàng hóa, và chi phí vận hành khác. Mức vốn cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã ngành kinh doanh văn phòng phẩm có bao gồm cả dịch vụ vận chuyển không?
Mã ngành kinh doanh văn phòng phẩm chủ yếu tập trung vào hoạt động mua bán và phân phối các sản phẩm văn phòng phẩm, không bao gồm dịch vụ vận chuyển. Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển liên quan đến văn phòng phẩm, điều này thường được phân vào mã ngành riêng biệt liên quan đến vận tải hàng hóa hoặc dịch vụ vận tải.
Có mã ngành cho kinh doanh văn phòng phẩm trực tuyến không?
Kinh doanh văn phòng phẩm trực tuyến không có mã ngành riêng biệt. Thay vào đó, các hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm trực tuyến thường được phân vào mã ngành "bán lẻ hàng hóa qua internet" hoặc mã ngành "bán buôn văn phòng phẩm" tùy vào hình thức và quy mô của hoạt động. Doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành phù hợp với loại hình bán lẻ hoặc bán buôn mà mình thực hiện.
Trên đây là các thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm mà Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận