Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tuy nhỏ nhưng vẫn có địa điểm kinh doanh cố định nên không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, theo quy định của Luật Đầu tư 2020 với danh mục 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, không liệt kê đến dịch vụ kinh doanh văn phòng phẩm.
Từ đó, có thể hiểu kinh doanh văn phòng phẩm chỉ là một ngành nghề thông thường và chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để mở cửa hàng văn phòng phẩm, các cá nhân, tổ chức có 2 lựa chọn chính như sau:
Đăng ký kinh doanh thông qua loại hình hộ kinh doanh và đăng ký kinh doanh thông qua loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ có nhu cầu mở một cửa hàng duy nhất, và sau này không có nhu cầu mở rộng thêm hoạt động thì để đơn giản trong thủ tục đăng ký kinh doanh và thuế, Công ty Luật ACC khuyên bạn nên lựa chọn hình thức hộ kinh doanh.
Ngược lại, nếu các bạn muốn mở nhiều cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm trên mọi miền tổ quốc và với quy mô lớn về vốn, con người, cơ sở vật chất, Công ty Luật ACC khuyên bạn nên lựa chọn hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.Khái quát về dịch vụ kinh doanh văn phòng phẩm
Nói một cách dễ hiểu thì văn phòng phẩm là những sản phẩm giúp cho hoạt động của trường học, văn phòng, công ty,... đạt được hiệu quả cao. Có thể kể đến một số sản phẩm văn phòng phẩm như sau: Các loại giấy, các loại bút, các loại máy tính cầm tay, các loại bảng, các loại bìa, các loại keo, băng dính, dao rọc giấy, kéo, dập ghi, ...
>>>>>> Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về đăng ký kinh doanh có thể tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định mới (Cập nhật 2023)
2.Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm bằng hình thức thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ kinh doanh phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chi tiết như sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT với các nội dung chính như thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ kinh doanh như họ tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, giấy tờ pháp lý, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc; tên của hộ kinh doanh, địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh, vốn kinh doanh,...
Chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hộ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các mã ngành, nghề kinh doanh như sau:
- 46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm. Nhóm này gồm: Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa; Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác; Bán buôn văn phòng phẩm.
- 46594: Bán buôn máy móc,thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi). Nhóm này bao gồm: Bán buôn tủ; Bán buôn bàn, ghế văn phòng.
- 4761 – 47610: Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng; Bán lẻ sách, truyện các loại; Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác; Bán lẻ văn phòng phẩm: bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ…
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ kinh doanh (chính là bản sao có công chứng của Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hoặc Hộ chiếu,...);
(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh (cụ thể là Phòng tài chính- kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết.
Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có). Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3.Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm bằng hình thức thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện để thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về chủ thể mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thương nhân muốn mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm thông qua việc thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Cá nhân không thuộc trường hợp không được thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức, thành phần thuộc lực lượng vũ trang; người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Điều kiện về loại hình doanh nghiệp của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có thể được thành lập theo một trong bốn loại hình doanh nghiệp sau đây:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty hợp danh;
- Công ty cổ phần.
Điều kiện về tên của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm:
Tên của một doanh nghiệp gồm 3 loại như sau:
- Tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố:
Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Phần tên riêng không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và tên của các cơ quan, tổ chức khác, đồng thời cũng không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp.
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm:
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp được xác định chi tiết: Số nhà, đường phố/ tổ /xóm/ ấp/ thôn, xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm:
Khi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm thì có thể đăng ký một số ngành nghề liên quan như sau:
- 46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm. Nhóm này gồm: Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa; Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác; Bán buôn văn phòng phẩm.
- 46594: Bán buôn máy móc,thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi). Nhóm này bao gồm: Bán buôn tủ; Bán buôn bàn, ghế văn phòng.
- 4761 – 47610: Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng; Bán lẻ sách, truyện các loại; Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác; Bán lẻ văn phòng phẩm: bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ…
Bước 2: Chuẩn bị 01 hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp như sau:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với công ty hợp danh:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách thành viên;
(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách thành viên.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đối với công ty cổ phần:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư
Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ phổ biến như sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4.Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
Khách hàng cần cung cấp hồ sơ bao gồm những tài liệu gì?
Trả lời:
Khách hàng chỉ cần cung cấp duy nhất bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,...
Chi phí cho dịch vụ thực hiện các thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm là bao nhiêu?
Trả lời:
Hiện nay, Công ty Luật ACC đang cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm mới mở với chi phí trọn gói là 5.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật ACC về việc “Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm”.
Nếu trên thực tế, Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giúp đỡ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Nội dung bài viết:
Bình luận