Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2022. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

ma-nganh-nghe-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang
Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: atvstp

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh. 

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các  cấm.các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

>> Mời các bạn tham khảo thông tin tại Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng 

3. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng là gì ?

dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-la-gi
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng là gì ? 

Theo quy định tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì kinh doanh thực phẩm chức năng là việc kinh doanh các sản phẩm là thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế cho nên ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng không nằm trong danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.

Tuy nhiên kinh doanh thực phẩm chức năng vẫn là ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn thực phẩm và thực phẩm chức năng vẫn thuộc diện quản lý trực tiếp của Bộ Y tế cho nên khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng vẫn cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Bộ y tế cấp theo quy định tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các tổ chức cá nhân kinh doanh, cơ sở sản xuất phải đáp ứng được các điều kiện sau:

" Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;

c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

d) Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm."

>> Để biết thêm thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết sau: đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. 

Hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm: Sản xuất thực phẩm chức năng, bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng. Ngành nghề này không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam nhưng lại được ghi nhận trong luật an toàn thực phẩm. Khi đăng ký ngành nghề này hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp sử dụng mã ngành sau:

MN: 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: sản xuất thực phẩm chức năng.

MN: 4632: Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: bán buôn thực phẩm chức năng.

MN: 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.

Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm chức năng.

>> Đọc bài viết Trình tự và thủ tục công bố thực phẩm chức năng để tham khảo thêm thông tin liên quan

5. Câu hỏi thường gặp

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng có yêu cầu giấy phép con không?

Có, mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thường yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép con. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm, như Cục An toàn thực phẩm hoặc Sở Y tế, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng, nhãn mác và quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng có bao gồm hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng không?

Có, mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm cả hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể tham gia vào toàn bộ chuỗi sản xuất từ nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đóng gói đến phân phối thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, để sản xuất thực phẩm chức năng, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc đạt chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practice) nếu cần.

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng có cần phải tuân thủ các quy định về quảng cáo không?

Có, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải tuân thủ các quy định về quảng cáo. Theo pháp luật hiện hành, quảng cáo thực phẩm chức năng phải chính xác, không gây hiểu lầm và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp không được phép đưa ra các thông tin sai lệch về công dụng của thực phẩm chức năng, cũng như không được phép quảng cáo sản phẩm như một loại thuốc chữa bệnh. Quảng cáo phải tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức để đảm bảo không vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo