Mã ngành quảng cáo là bao nhiêu?
Khi đăng ký bổ sung mã ngành nghề thuộc nhóm quảng cáo, doanh nghiệp có thể chọn một trong những ngành nghề và mã ngành sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Ngành hoạt động nhiếp ảnh | 7420 |
2 | Ngành quảng cáo | 7310 |
3 | Ngành hoạt động xuất bản khác | 5819 |
4 | Ngành hoạt động tư vấn quản lý | 7020 |
5 | Ngành nghiên cứu, thăm dò dư luận | 7320 |
Lưu ý đối với mã ngành quảng cáo: 7310
Chi tiết mã ngành 7310 đó là việc cung cấp tất cả các lĩnh vực của dịch vụ quảng cáo (thông qua năng lực của tổ chức hoặc hợp đồng phụ), bao gồm tư vấn, dịch vụ sáng tạo, sản xuất các nguyên liệu cho quảng cáo, kế hoạch truyền thông, và mua
Sáng tạo và thực hiện các chiến dịch quảng cáo như:
Sáng tạo và đặt quảng cáo trong báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet và các phương tiện truyền thông khác
Đặt quảng cáo ngoài trời như: bảng lớn, panô, bảng tin, cửa sổ, phòng trưng bày, ô tô con và xe buýt…
Quảng cáo trên không
Phân phối các nguyên liệu hoặc mẫu quảng cáo
Cung cấp các chỗ trống quảng cáo trên bảng lớn
Sáng tạo chuẩn và cấu trúc, vị trí thể hiện khác nhau. Làm các chiến dịch quảng cáo và những dịch vụ quảng cáo khác có mục đích thu hút và duy trì khách hàng như:
Khuyếch trương quảng cáo
Marketing điểm bán
Quảng cáo thư trực tuyến
Tư vấn marketing. Loại trừ:
Xuất bản các tài liệu quảng cáo thuộc nhóm Hoạt động xuất bản khác mã ngành 5819
Sản xuất tin nhắn thương mại trên đài, tivi hoặc phim thuộc nhóm Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình mã ngành 59113
Hoạt động liên quan đến công chúng thuộc nhóm Hoạt động tư vấn quản mã ngành 70200
Nghiên cứu thị trường thuộc nhóm Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận mã ngành 73200
Chụp ảnh quảng cáo thuộc nhóm Hoạt động nhiếp ảnh mã ngành 74200
Tổ chức triển lãm và trưng bày thương mại thuộc nhóm Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại mã ngành 82300
Các hoạt động thư trực tuyến (đề địa chỉ…) thuộc nhóm Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu mã ngành 82990

Điều kiện kinh doanh dịch vụ ngành nghề quảng cáo
Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tếphải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm. Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.
Thủ tục bổ sung mã ngành quảng cáo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Thành phần hồ sơ bổ sung mã ngành nghề dịch vụ quảng cáo
- Thông báo thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề quảng cáo
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh quảng cáo
- Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không thể tự nộp hồ sơ thì cần có giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện công việc.
- Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi bổ sung thêm mã ngành quảng cáo
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề quảng cáo
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ
- Công ty Nam Việt Luật sẽ cử nhân viên đến nơi nộp hồ sơ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại.
Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ thay đổi bổ sung mã ngành quảng cáo
Kết quả nhận được khi đăng ký bổ sung mã ngành quảng cáo:
- Giấy xác nhận về việc bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ quảng cáo.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Mã ngành marketing là gì?
Trả lời: Mã ngành marketing thường là một chuỗi số hoặc ký tự được sử dụng để đại diện cho một lĩnh vực hoặc ngành liên quan đến marketing trong các hệ thống phân loại và thống kê kinh doanh. Mã ngành này giúp xác định hoạt động kinh doanh và dễ dàng phân loại dữ liệu về thị trường, ngành công nghiệp, hoặc dự án liên quan đến marketing.
Câu hỏi 2: Tại sao mã ngành marketing quan trọng?
Trả lời: Mã ngành marketing quan trọng vì:
-
Xác định và phân loại: Nó giúp xác định và phân loại các doanh nghiệp và hoạt động liên quan đến marketing trong các hệ thống quản lý dữ liệu và thống kê kinh doanh.
-
Thống kê và nghiên cứu: Mã ngành giúp thuận tiện cho việc thực hiện thống kê và nghiên cứu về thị trường, dự án, và hoạt động marketing.
-
Thực hiện quản lý và kiểm tra hoạt động: Các doanh nghiệp có thể sử dụng mã ngành để quản lý và kiểm tra hiệu suất marketing của họ.
Câu hỏi 3: Mã ngành marketing có thể thay đổi theo thời gian không?
Trả lời: Có, mã ngành marketing có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này có thể phản ánh sự phát triển của ngành marketing và sự thay đổi trong cách các hoạt động kinh doanh được phân loại. Các tổ chức quản lý và chính phủ thường cập nhật và điều chỉnh mã ngành để phản ánh sự phát triển mới trong lĩnh vực marketing và công nghệ.
Câu hỏi 4: Có ví dụ về mã ngành marketing không?
Trả lời: Có, ví dụ về mã ngành marketing bao gồm:
- Mã ngành Standard Industrial Classification (SIC): Mã ngành này được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác để phân loại các ngành công nghiệp. Các mã ngành trong SIC thường bao gồm số và ký tự để đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Ví dụ: Mã ngành 7311 thường đại diện cho "Dịch vụ quảng cáo."
Nội dung bài viết:
Bình luận