Vận tải là nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh hợp pháp được nhà nước cho phép kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Mã ngành kinh doanh vận tải bao gồm những mã nào? Nếu doanh nghiệp muốn bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh vận tải thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin đầy đủ về vấn đề này.
Mã ngành kinh doanh vận tải
1. Mã ngành kinh doanh vận tải là gì?
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.
- Mã ngành nghề cấp 1:
Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
- Mã ngành nghề cấp 2:
Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
- Mã ngành nghề cấp 3:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
- Mã ngành nghề cấp 4:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
- Mã ngành nghề cấp 5:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.
Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Mã ngành kinh doanh vận tải là những mã các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh vận tải.
2. Những mã ngành kinh doanh vận tải
Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm dịch vụ vận tải đường bộ
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Vận tải bằng xe buýt | 4920 |
2. | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
3. | Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô |
4932
Điều 4,5,6,7,8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
4. | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ | 4933 |
5. | Kho bãi và lưu giữ hàng hóa. | 5210 |
6. | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ | 5221 |
7. | Bốc xếp hàng hóa | |
8. | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:
– Gửi hàng; – Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không; – Giao nhận hàng hóa; – Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn; – Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; – Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay – Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không; – Môi giới thuê tàu biển và máy bay; – Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hoá |
5229 |
3. Bổ sung mã ngành kinh doanh vận tải
Để bổ sung mã ngành kinh doanh vận tải vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề để gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kể hoạch đầu tư
Hồ sơ Bổ sung ngành nghề kinh doanh Vận tải gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
- Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ
- Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.
Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng.
Trên đây là thông tin về mã ngành kinh doanh dịch vụ vận tải và cách để doanh nghiệp bổ sung mã ngành đó vào đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận