Mã ngạch viên chức y tế học đường

Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những mã số chức danh nghề nghiệp khác nhau. Để dễ dàng nhận biết cũng như là thuận tiện hơn trong việc tính lương thưởng cũng như các chế độ khác của viên chức, mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức. Bài viết dưới đây của ACC về Mã ngạch viên chức y tế học đường hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

ICON 2.1.jpg

Mã ngạch viên chức y tế học đường

1. Khái niệm mã ngạch viên chức

Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp với họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một số ngành như y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, công nghệ  thông tin...

Cơ quan nhà nước có thể căn cứ vào mã ngạch viên chức để quản lý, xây dựng đội ngũ viên chức đang làm việc tại cơ quan, đơn vị và căn cứ để tiến hành tính tiền lương cho các đối tượng này.

Mỗi ngành nghề thì viên chức được phân ra thành những ngạch khác nhau, cụ thể thì sẽ được chia thành những nhóm sau:

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.

+ Ngạch nhân viên.

2. Mã ngạch viên chức y tế học đường

Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo quy định: “Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên”. Do đó, theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, chức danh y sĩ hạng IV có mã số: V.08.03.07.

3. Nhiệm vụ của y sĩ hạng IV

a) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;

b) Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;

d) Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;

đ) Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;

e) Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;

g) Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;

h) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;

i) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.

4. Các tiêu chuẩn đối với y sĩ hạng IV

4.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

4.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Xác định các triệu chứng bệnh lý thông thường và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

c) Phát hiện, can thiệp và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

d) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và theo dõi các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp;

đ) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế;

e) Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Bảng mã ngạch viên chức ngành y tế mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Bảng mã ngạch viên chức ngành y tế mới nhất 2023, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo